Trang:Nho giao 3.pdf/268

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

268
NHO-GIÁO


lời phiếm-nhiên vô đoan làm mê hoặc mình, Ai đã biết cái yếu-lĩnh ấy rồi, thì ra sức làm cho được, ai chưa biết thì phải học, phải hỏi, phải suy nghĩ, phải biện luận để cầu cho được.

Thủy chung ông rất chú trọng ở sự thành 誠. Thành là theo cái nghĩa như trong sách Trung-dung đã nói: « Thành là không phải tự thành lấy cho mình mà thôi, còn thành-lập cho vạn vật. » Thành-lập cho mình là nhân, thành-lập cho vạn vật là trí. Thành là cái đức của tính, cái đạo hợp cả trong ngoài vậy.

Cách ông dạy người thì cốt khiến học-giả lý-hội lấy những điều trọng-yếu trong các Kinh Truyện mà cầu lấy cái thực, chứ không theo như lối học của Chu Hối-am, câu-nệ về sự cư-kính và cùng-lý. Ông cho là cái lý thiên biến vạn hóa, biết thế nào là cùng được, nên chi người đi học chỉ chủ lấy sự giữ cái tâm cho sáng để tùy sự biến của sự vật mà ứng lại. Vậy nên ở nhà học của ông không đặt học-qui, ai đến học thì ông tùy sức mà chỉ dẫn cho, để tự mình phải suy nghĩ ra mà hiểu lấy. Ông rất sáng suốt, thường trông qna người lạ mới đến đã biết ngay là người thế nào. Khi ông giảng diễn điều gì thì lời nói của ông sốt-sắng làm cho ai cũng cảm động. Ông thường chê cái học của Chu Hối-am là chi-li, không phải là đạo của thánh hiền. Bởi vậy