Trang:Nho giao 3.pdf/50

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

50
NHO-GIÁO


rồi sau chịu sự giáo-huấn của vua. Vua lấy sự vâng ý Trời mà thành cái tình của dân, làm cái trách-nhiệm của mình. Nay ai xét cái chất thực của tính mà bảo tính của dân đã thiện, ấy là mất cái ý của Trời mà bỏ cái trách-nhiệm của vua. Nếu cho cái tính của dân đã thiện, thì bậc vương-giả chịu mệnh Trời, còn có trách-nhiệm gì nữa. Bởi đặt danh không chính, cho nên bỏ cái trọng-nhiệm mà trái cái mệnh lớn, không phải là lời nói để làm khuôn phép... Nay cái tính của vạn dân đợi cái ngoại giáo rồi mới có thể thiện, thì thiện đi với giáo mà không đi với tính. Đi với tính thì có nhiều cái vướng mà không tinh, tự nó thành công lấy mà không có thánh hiền. Ấy là sự lầm của những bậc trưởng-giả ở đời, chứ không phải là cái thuật dùng lời trong sách Xuân-thu, không phải là lời nói để làm khuôn phép, và cái thuyết không có chứng nghiệm. Hoặc có kẻ nói rằng: tính có thiện đoan, tâm có thiện chất, thì sao lại không phải là thiện? Ứng lại rằng: kén có tơ mà kén không phải là tơ, trứng có con mà trứng không phải là con... Tính có thiện đoan, động đến là yêu cha mẹ hơn loài cầm thú thì gọi là thiện, ấy là cái thiện của Mạnh-tử. Theo tam cương, ngũ thường, và suốt cái lý của bát đoan, trung tín mà bác ái, đôn hậu mà hiếu lễ mới gọi là thiện, ấy