Trang:Nho giao 3.pdf/51

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

51
NHO-GIÁO


là cái thiện của thánh-nhân. Cho nên Khổng-tử nói rằng: « Thiện-nhân, ta không được thấy vậy. Được thấy người có bụng thường là khả vậy. » Bởi đó mà xem, cái mà thánh-nhân chưa cho là thiện, thì chưa dễ đương được vậy. Không phải là thiện hơn cầm thú mà gọi là thiện được. Nếu động đến cái mối mà thiện hơn cầm thú, bảo là thiện, thì thiện sao lại không thấy? Phàm cái thiện hơn cầm thú mà chưa được gọi là thiện, cũng như thảo mộc mà không được gọi là có trí. Cái tính của vạn dân thiện hơn cầm thú, mà không được danh là thiện, thì biết rằng cái danh thiện là lấy ở thánh-nhân. Cái mà thánh-nhân đã đặt ra, thiên-hạ lấy làm chính. Chính buổi sáng buổi tối thì xem sao bắc-thần. chính cái hiềm-nghi thì xem thánh-nhân. Thánh-nhân cho là cái đời không có vương-giả, cái dân không có giáo-hóa, không đương được cái thiện. Cái thiện khó đương như thế mà bảo cái tính của vạn dân đều đương được là quá vậy. So với cái tính của cầm thú, thì cái tính của vạn dân thiện; so với cái thiện của nhân đạo, thì cái tính của vạn dân không kịp vậy. Cái tính của vạn dân thiện hơn cầm thú thì cho là được, nhưng so với cái mà thánh-nhân gọi là thiện thì không được. Ta so cái mệnh tính thì khác với Mạnh-tử. Mạnh-tử so xuống với sự làm của cầm thú,