Trang:Nho giao 3.pdf/66

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

66
NHO-GIÁO


thánh-nhân lấy đó làm mưu, nghĩa là lấy làm việc của mình làm. Ban ngày là hơn, ban đêm là kém. Một ngày một đêm, âm dương chia khác. Đạo đêm cực âm, đạo ngày cực dương. Con đực, con cái, theo nhau hợp lẽ chính, thì đạo vua tôi cha con vợ chồng, biện biệt rõ ra. Cho nên mặt-trời động từ đằng đông, trời động ở đằng tây. Trời và mặt-trời đi chéo nhau. Âm dương thay đổi đi quanh, sống chết cùng giao, muôn vật bèn mắc vào. Vậy đạo huyền là thu hết sự hợp trong thiên-hạ mà liền làm một. Lấy loài mà ghép, lấy phép mà chiêm-nghiệm, rõ được cái mờ cái tối của thiên-hạ, là chỉ ở đạo huyền vậy...

« Trời đất thiết-lập ra, cho nên quí tiện có thứ-tự; bốn mùa đi lại cho nên cha con nối nhau; luật lịch bày ra, cho nên vua tôi trị; thường và biến thay đổi, cho nên muôn vật biệt; chất và văn hình ra, cho nên hữu và vô sáng; cát và hung hiện ra, cho nên hay và dở rõ; hư và thực thay đổi, cho nên muôn vật mắc vào. Dương không đến cực thì âm không nảy mầm ra; âm không đến cực, thì dương không nảy mầm ra. Rét đến cực thì sinh nóng, nóng đến cực thì sinh rét. Duỗi là để co, co là để duỗi. Khi động thì ngày ngày đặt ra cái chưa có, mà thích cái mới; khi tĩnh thì ngày ngày giảm những sự