Trang:Nho giao 3.pdf/73

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

73
NHO-GIÁO


Dịch. Sao Lưu Hâm và Ban Cố biết sách Huyền nông, mà bắt lỗi sách Huyền sâu vậy?

« Có người nói rằng: phép kinh Dịch khác với sách Thái-huyền, Dương-tử không theo Dịch mà tự đặt ra pháp chế, thì sao lại cho là tán kinh Dịch? Vả lại đã đồng đạo với Dịch, thì đã có kinh Dịch rồi, còn làm sách Thái-huyền để làm gì? — Trả lời rằng: Đi săn là cốt để bắt được chim. Chăng lưới mà bắt được, cùng với đánh dò mà bắt được, có khác gì nhau. Làm sách là vì đạo: Dịch là lưới, Huyền là dò. Đã chăng lưới lại đặt dò để giúp thêm vào, thì có gì là hại? Người cầu đạo như thế cũng câu-chấp quá. Vả Dương-tử làm sách Pháp-ngôn để chuẩn sách Luận-ngữ, làm sách Thái-huyền để chuẩn kinh Dịch, không bỏ Pháp-ngôn mà muốn bỏ Thái-huyền, há không phải là lầm ru!

« Ôi! Pháp-ngôn với Luận-ngữ không khác nhau, thì Thái-huyền với Dịch cũng thế. Nhà lớn sắp đổ, một cây gỗ chống sao bằng nhiều cây gỗ chống, còn vững hơn. Đạo lớn sắp tối, một quyển sách biện-giải, sao bằng nhiều quyển sách biện-giải, còn rõ hơn. Kẻ học-giả nên chuyên tinh được kinh Dịch, thì thật là đủ rồi, song kinh Dịch là trời, mà sách Thái-huyền là cái thang, sao muốn lên trời mà lại bỏ cái thang? Tiên nho cắt nghĩa sách Thái-huyền đã nhiều, song văn