Trang:Nho giao 3.pdf/85

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

85
NHO-GIÁO


ra ở miệng, hoặc bày ra ở tai. Bày ra ở mắt, thì mắt trông thấy hình; bày ra ở tai, thì tai nghe thấy tiếng; bày ra ở miệng, thì miệng nói ra việc » (Đính-quỉ, XXII).

Đó là Vương Sung chỉ bác cái thuyết nói quỉ là người chết hóa ra, chứ ông vẫn nhận là có quỉ thần và yêu quái. Ông cho quỉ thần và yêu quái là bởi cái khí thái-dương mà ra. « Thế-gian bảo có yêu quái và quỉ thần, là đều bởi cái khí thái-dương làm ra vậy. Trời có thể sinh được cái thể của người, cho nên có thể tượng được cái hình của người. Người ta sở dĩ sống là có cái khí âm khí dương. Khí âm sinh ra làm cốt nhục, khí dương sinh ra làm tinh-thần. Người ta sống là có đủ khí âm khí dương, cho nên cốt nhục bền, tinh khí thịnh. Tinh khí là cái khôn biết, cốt nhục là sức khỏe, cho nên tinh-thần thì ngôn đàm, cốt nhục thì cố thủ. Cốt nhục tinh-thần hợp lại giữ lẫn nhau, cho nên có thể trông thấy rõ mà không mất. Cái khí thái-dương thịnh, mà không có khí âm, cho nên chỉ có thể làm ra thành tượng mà không có thể làm ra thành hình. Không có cốt nhục mà có tinh khí, cho nên trông thấy thoáng một lúc rồi lại biến mất đi » (Đính-quỉ, XXII). Đại để là ông cho quỉ thần là tên gọi âm dương mà thôi, chứ không có thể cảm ứng với người và không