Trang:Nho giao Phu luc.pdf/12

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

14
NHO-GIÁO


Phan quân nhận rằng chữ trí của Khổng-tử không phải là lý-trí. Chính thế, chữ trí của Khổng-tử quả như nhời ông nói thật. Chữ lý-trí là chữ người ta mới đặt ra để dịch chữ raison của Tây. Tôi đã từng giải nghĩa chữ lý-trí. Chữ lý-trí không có trong sách Nho-giáo, nhưng cứ theo lời Mạnh-tử, thì lý-trí tức là cái trí xuyên-tạc của người, chứ không phải là cái trí công-nhiên như cái trí của vua Vũ trị-thủy. Tôi nói Khổng-tử không nói đến lý-trí, nghĩa là không nói đến cái trí xuyên-tạc, cứ phải lấy tư-tâm mà suy tính hơn thiệt. Vì rằng đạo của Ngài là thuần-nhiên theo thiên-lý, không theo tư-tâm. Ngài nói rằng: «thận tư chi, minh biện chi » là nói dùng cái lý sáng-suốt tự-nhiên mà nghĩ-ngợi, mà biện-biệt, chứ không phải dùng cái lý-trí xuyên-tạc để tính cái hơn cái thiệt của mình. Vậy nên Ngài nói trong sách Kinh-dịch rằng: « Đồng đồng vãng lai, bằng tòng nhĩ tư ». Dùng cái lý sáng-suốt tự-nhiên mà cách vật mà trí tri là hay, dùng cái lý-trí tức là cái trí xuyên-tạc, là dở. Cái ý nghĩa ấy thật rõ trong Khổng-giáo.

3. — Phan tiên-sinh nói rằng đạo trung-dung của Khổng-tử khó lắm, không thể đem ra mà thi-hành được, nên bỏ đi, đừng nói đến nữa. Vậy tôi xin hỏi tiên-sinh rằng khi ta xét một cái học-thuyết thì ta phải xét rõ các mối,