Trang:Nho giao Phu luc.pdf/16

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

18
NHO-GIÁO


hệ đến những điều huyền-bí, còn lối công-truyền thì dạy những điều thiết-thực ở đời. Ngài dạy học-trò thì chỉ dạy miệng chứ không viết ra. Bởi vậy sau ai nhớ được điều gì thì chép ra thành sách Luận-ngữ. Thường những lời của các môn-đệ chép ra ở sách ấy, là thuộc về cái học công-truyền. Trong khi ngài nói với số nhiều học-trò thì Ngài không nói đến những điều huyền-bí, cho nên các môn-đệ mới chép câu ấy. Vậy lấy câu ấy mà làm bằng chứng thì không đủ.

Câu «Tế như tại», «tế thần như thần tại» và câu «dương dương hồ như tại kỳ thượng, như tại kỳ tả hữu» đều là câu nói rằng ta phải kính trọng quỉ-thần. Nhưng vì quỉ-thần u-ẩn, tai không nghe được, mắt không trông thấy được, mà nói cho người ta hiểu được, nếu không dùng chữ như thì không biết nói thế nào được. Trời đất và quỉ-thần thuộc về cái học hình nhi thượng. Người ta chỉ biết tin là có, chứ không có thể đem giải diễn ra như là nói hai với hai là bốn được. Vậy mấy chữ như ấy không đủ làm bằng chứng là Khổng-tử không tin có quỉ-thần. Khổng-tử lại rất chú-ý về việc tế-tự, không lẽ Ngài không tin là có, mà lại bảo người ta phải hết lòng thành-kính mà tế-tự và lại nói: « quỉ-thần vô thưởng hưởng, hưởng vu khắc thành » hay là « kính quỉ-thần nhi viễn chi ». Đã không tin quỉ-thần thì