Trang:Nho giao Phu luc.pdf/52

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

54
NHO-GIÁO


y a une intuition du vrai). Hay là: «Cái trực-giác có những phần khác ở ngoài bác-tạp với cái trí-tuệ thuần-túy, bởi vì nó lẫn với những sự xúc-động, những tình-cảm, những thế-lực của tưởng tượng và sự vận-động của cái tâm». (l'intuition se complique d'éléments étrangers à l'intelligence proprement dite, parce qu'il s'y mèle des émotions, des sentiments, des influences de l'imagination, des mouvements du coeur).

Xem cái định-nghĩa (définition) của chữ lương-tri và chữ trực-giác đã nói trên kia thì biết là hai chữ ấy có cái nghĩa tương-tự nhau. Chữ lương, trong chữ lương-tri và chữ trực trong chữ trực-giác, không tỏ hết được nghĩa chữ lương-tri và chữ trực-giác, cho nên ta phải theo cái định-nghĩa của hai chữ ấy, mà không theo cái nghĩa đen chữ lương và chữ trực. Bởi lẽ ấy, cho nên tôi nói rằng lương-tri tức là trực-giác. Phan tiên-sinh không hiểu như thế, cho chữ lương là lành mà lương-tri là biết điều lành, chữ trực là thẳng, mà trực-giác là biết thẳng, cho nên tiên-sinh nói rằng: «Lương-tri là nói về tánh còn trực-giác chỉ nói về cái cách nhận-thức của nhà triết-học dùng mà thôi». Phan tiên-sinh với tôi mỗi người theo một ý hiểu của mình mà nói, cho nên mới thành ra không đồng với nhau