Trang:Nho giao Phu luc.pdf/62

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

64
NHO-GIÁO


biết được ». (Le coeur a ses raisons que la raison ne connait point). Vậy xét những việc sâu xa mà chỉ dùng lý-trí là không đủ, cần phải có tâm nữa, cho nên cái phương-pháp dùng trực-giác, dẫu Phan tiên-sinh có tin hay không mặc lòng, vẫn là cái phương-pháp rất có giá-trị trong khoa-học.

Khổng-giáo đã là một khoa triết-học mà lại có thế-lực trong xã-hội như một tôn-giáo, bởi vậy tôi nói cái tinh-thần của Khổng-giáo là cái tinh-thần văn-hóa của dân-tộc ta. Đời xưa khoa-học chuyên-môn không có, cho nên các học-thuật thường trút cả vào một mặt tâm-học, cho cái tâm là chủ cả vạn vật vạn sự, nên chi Khổng-giáo nói cái thuyết « minh minh-đức, thân-dân v; v.» ở sách Đại-học và đời sau cũng lấy cái thuyết ấy làm cái chìa-khóa cho sự học của Khổng-giáo. Cái tâm-học ấy đã gây ra hạng người quân-tử ở trong xã-hội và các nhân-vật trong lịch-sử về đường chính-trị. Đến ngày nay dẫu có khoa-học, nhưng cũng không bỏ được tâm-học, vì nó là cái nền văn-hóa của ta. Cũng như bên Thái-tây bây giờ ai chẳng khuynh-hướng về khoa-học, thế mà họ vẫn giữ cái nền tôn-giáo Cơ-đốc để làm gốc. Vậy ta nay phải theo khoa-học, thì cứ theo, nhưng ta cứ giữ lấy cái nền Khổng-giáo, cốt lấy nhân, nghĩa, lễ, trí mà tu thân và