Trang:Nho giao Phu luc.pdf/74

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

76
NHO-GIÁO


là tôi không chịu, vì những nghĩa của tiên-sinh hiểu đều sai cả.

b) Phan tiên-sinh nói trong số 54 rằng: « Khổng-giáo trái với Tây-học, vì cái chủ-nghĩa tôn-quân trái với cái chủ-nghĩa duy-dân » Trong số 60 tôi chỉ nói cái quân-quyền mà không nói đến cái chủ-nghĩa duy-dân? Nay nhân tiện xin nói thêm mấy lời cho hết ý. Khổng-giáo có cái chủ-nghĩa quân-quyền thật, song chữ quân có cái nghĩa rộng như tôi đã bàn, thì cái chủ-nghĩa ấy không phải là chủ-nghĩa chuyên-chế. Cái thủ-đoạn chuyên chế là cái thủ-đoạn của bọn đế-vương lạm-dụng cái quân-quyền đó mà thôi.

Khổng-giáo đã không có cái chủ-nghĩa chuyên-chế thì tất là có cái chủ-nghĩa duy-dân. Song cái chủ-nghĩa duy-dân của Khổng-giáo không giống cái chủ-nghĩa duy-dân thời nay. Cái chủ nghĩa duy-dân thời nay cốt ở sự bình-đẳng, chính nghĩa là bình-đẳng trong luật-pháp, nhưng nhiều người hiểu là bình-đẳng hoàn-toàn cả và cho bọn hạ-dân cũng có quyền cai-quản, cùng tham-dự chính-trị. Cái chủ-nghĩa duy-dân của Khổng-giáo thì chủ ở trật-tự, lấy đức, lấy tài mà phân trên dưới, và nhận có cái bình-đẳng ở trong luật-pháp, mà không nhận có cái bình-đẳng hoàn-toàn khắp cả. Cái bình-đẳng hoàn-toàn ấy thì ở trong vũ-trụ thật