Trang:Nho giao Phu luc.pdf/78

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

80
NHO-GIÁO


cách-thức nào. Những điều ấy tôi đã nói ở chương Mạnh Ý-tử hỏi hiếu rồi, không cần phải nói lại nữa. Ngài biết Diệp-công ở nước Sở chỉ dùng sức mạnh mà trị nước, không biết cái gốc việc chính-trị là ở sự được lòng người, cho nên khi Diệp-công hỏi việc chính. Ngài trả lời rằng: « Kẻ ở gần thì mến, kẻ ở xa thì đến. » Nghĩa là việc chính cốt là ở được lòng người, chứ không nên làm mất lòng người. Ngài hỏi thế mà Diệp-công nín lặng, là vì đã biết Ngài chê cái chính-sách của mình rồi, cho nên không hỏi lại nữa. Còn cái phương-thế làm thế nào, là hiểu ngay phải theo nhân-chính mà thu-phục lòng người. Nếu Diệp-công không hiểu mà không hỏi lại, thì Ngài cũng thôi không bảo nữa. Lối ấy chính hợp lối « Cử nhất ngung » của Ngài.

Vì câu trả lời ấy khó hiểu cho người đời sau, cho nên trong sách người ta chú-thích là: « Kẻ ở gần chịu cái ơn mà mến, kẻ ở xa nghe tiếng mà đến. » Những ý ấy ở ngoài lời nói, phải lấy ý mà hiểu mới được. Nếu cứ theo như Phan tiên-sinh là khi nói cái quả, phải nói rõ cái nhân, thì ngay trong Tây-học, những sách như Les Pensées của Pascal, hay là Le jardin d'Epicure của Anatole France có nhiều chỗ lại khó hơn những lời của Khổng-tử, tất là phải bỏ đi hết.