phải hết sức giữ lấy ôn-hòa, không được xung-đột, lỡ hoặc gây mối chiến-tranh » Như vậy, nếu mình mà đánh họ trước, dù có được họ đi nữa, cũng không tránh khỏi tội « vi quân-mệnh ». Hoàng-hữu-xứng hỏi:
— Thế thì ý cụ lớn định ra làm sao!
Hoàng-Diệu chưa kịp trả lời, nhác trông hàng ghế bên hữu, thấy Tôn-thất-Bá đương ngồi gật-gù, thì ra quan án ngủ gật!
Dận quá! Hoàng-Diệu hắt đổ cái yên trước mặt, rồi đứng giậy nói:
— Thế này thì còn bàn-bạc làm đếch gì nữa.
Tôn-thất-bá giật mình tỉnh giậy, thấy quan Tổng-đốc nổi cơn lôi-đình, viên quan « máu-lạnh » đó cũng có vẻ sợ. Chỉ mặt Tôn-thất-Bá, Hoàng-Diệu lại gắt:
Quan lớn là đứng Quốc-tộc, lĩnh chức Án-sát trong một tỉnh lớn, đương lúc nước nhà có việc, ngài nên nằm gai nếm mật, đêm ngày lo cho xã-tắc chẳng vẻ thay. Vậy mà trong khi các quan bàn việc cơ-mật, ngài lại nhắm mắt mà ngủ. Tôi không hiểu bụng dạ quan-lớn ra sao! Thôi, xin các quan giải-tán, không phải bàn-bạc gì nữa...
Tôn-thất-bá khúm-núm xin lỗi.
Phó-bảng-Long cũng can Hoàng-Diệu:
— Ngày nay đương lúc nguy-cấp, vận-mệnh thành này chỉ còn bằng một sợi tóc. Cụ-lớn không nên vì sự vô-ý của một người mà bỏ việc lớn của nhà nước.
Hoàng-Diệu nghe ra, lại ngồi xuống ghế, vẻ mặt hãy còn hầm hầm.
Hoàng-hữu-xứng nhắc lại câu hỏi lúc nẫy:
— Đối với tình-thế ngày nay, cụ-lớn định-liệu ra sao?
Họ mới đến đây, chưa hề sinh-sự với mình, thế là