Trang:Phật giáo.pdf/101

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

chùa Thiếu-lâm tự bên đất Bắc-Ngụy, rồi trong 9 năm ngồi suốt ngày ngảnh mặt vào vách.

Bồ Đề-đạt-ma đem Thiền-tông truyền sang Tàu, tức là Đông-phương đệ-nhất tổ, rồi lấy vô ngôn chi tâm ấn và y-bát truyền cho Tuệ Khả là đệ-nhị tổ. Tuệ Khả truyền cho Tăng Sán là đệ-tam tổ. Tăng Sán truyền cho Đạo Tín là đệ-tứ tổ. Đạo Tín truyền cho Hoằng Nhẫn là đệ-ngũ tổ. Hoằng Nhẫn truyền cho Tuệ Năng là đệ-lục tổ.

Tuệ Năng, họ Lư, người đầu đời Đường, thủa nhỏ bồ-côi cha, đi hái củi bán, nuôi mẹ rất có hiếu. Một hôm nghe người tụng kinh Kim-cương, tự-nhiên giác-ngộ, bèn vào Hoàng-mai sơn ở Kinh-sơn yết ngũ-tổ. Tổ biết là người khác thường, cho vào coi việc giã gạo.

Thủa ấy Hoằng Nhẫn ngũ-tổ có người cao-đệ là Thần Tú, vâng lời ngũ-tổ đem sự tâm đắc viết thành kệ rằng:

Thân thị bồ-đề thụ,
Tâm như minh kính đài.
Thời thời cần phất thức,
Mạc sử nhạ trần ai.

Tuệ Năng xem lời kệ ấy, họa lại rằng:

Bồ-đề bản phi thụ,
Minh kính diệc phi đài.
Bản lai vô nhất vật,
Hà xứ nhạ trần ai.

Về sau Hoằng Nhẫn ngũ-tổ không truyền tâm ấn cho Thần Tú mà truyền cho Tuệ Năng. Thần Tú bèn lên phía bắc, lập ra một phái khác. Thiền-tông lúc ấy phân ra làm nam-phái và bắc-phái. Tuệ Năng lục-tổ nhập tịch không truyền cho ai cả. Cách mấy

101