Trang:Phật giáo.pdf/108

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

thì chỉ có hiện-tại là hữu thể, còn quá-khứ và vị-lai là vô thể.

Pháp-thể gồm cả tâm và vật kết-thành do cái sức của duyên và nghiệp, tức là nói pháp-thể là kết-quả của mê-hoặc. Sức của hoặc và nghiệp tuần-hoàn vô thỉ vô chung, làm cho tâm thân cứ biến-chuyển luân-hồi mãi.

Câu-xá tông chia nhân ra làm lục-nhân, chia duyên ra làm tứ-duyên và chia quả làm ngũ-quả.

Lục-nhân là: Năng-tác nhân là cái nhân phổ-biến rất rộng, bao-quát cả các nhân khác. — Câu-hữu nhân là cái nhân của vạn vật đều phải nương-dựa chung nhau, nhân quả đồng thời cùng có. — Đồng-loại nhân là cái nhân chung cả hiện-tượng trước và hiện-tượng sau. — Tương-ứng nhân là cái nhân khi tâm-vương tác-dụng thì có nhiều tâm-sở đồng ứng. — Biến-hành nhân là cái nhân cùng một loại với đồng-loại nhân, nhưng đồng-loại nhân thì phổ-biến ở nơi vạn hữu, mà biến-hành nhân thì chỉ ở trong phiền-não, ở nơi tâm-sở. — Dị-thục nhân là cái nhân làm cho người ta phải chịu cái kết-quả nổi chìm, lành dữ.

Tứ-duyên là: Nhân-duyên là cái duyên làm cho nhân thành ra quả. — Đẳng-vô gián duyên là cái duyên nói riêng về sự phát-động của tâm. Tâm trước diệt thì làm cái duyên phát-động tâm của hiện-tượng sau, không có gián-cách ở khoảng nào cả. — Sở-duyên duyên là nói khi cái tâm khởi lên, thì nó dựa vào cảnh khách-quan mà khởi. Cái khách-quan ấy gọi là sở-duyên, nghĩa là cái bởi đó mà thành duyên. — Tăng-thượng duyên cũng như năng-tác nhân nói trên. Tăng-thượng duyên cũng gọi là công duyên.

Ngũ-quả là: Dị-thục quả là cái quả do dị-thục

108