Trang:Phật giáo.pdf/29

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

đã gây ra. Như thế, nghiệp là cái đạo báo-ứng tự-nhiên chí công. Bởi thế có câu rằng:

Đã mang lấy nghiệp vào thân,
Cũng đừng trách lẫn Trời gần Trời xa.

Người nói câu ấy thật đã hiểu rõ đạo Phật lắm.

Ở đời, ta thấy có người rất tàn-ác, mà lại được hưởng moi điều phú-quí, có người rất từ-thiện mà phải chịu mọi điều cực-khổ, đến nỗi rằng ta ngờ là không có Trời Phật nào cả, hoặc là Trời Phật rất không công. Là bởi ta không biết rằng họa hay phúc là tự ta gây ra; mà ta đã gây ra, thì ta được hưởng hay ta phải chịu. Người kia tàn-ác mà hưởng phú-quí là kiếp trước đã gây được cái nghiệp tốt, bây giờ được hưởng cho hết cái nghiệp ấy. Việc tàn-ác bây giờ thành ra cái nghiệp sau, thì rồi sau mới phải chịu. Người kia từ-thiện mà phải cực-khổ, là chính mình phải chịu cái nghiệp xấu của mình đã gây ra khi trước; còn việc làm từ-thiện bây giờ lại gây ra cái nghiệp tốt, nhưng phải để cho hết cái nghiệp xấu trước đã, rồi mới được hưởng cái nghiệp tốt này.

Tôi tưởng người nào đã hiểu cái lẽ báo-ứng ấy thì dẫu khổ-sở thế nào cũng không nên chán-nản, là vì ta phải trả cái nợ của ta đã mắc khi trước. Trong khi trả nợ ấy, ta chỉ phải lo làm thế nào cho kiếp sau được nhẹ nợ. Như thế là người ta sinh ra ở đời tuy phải chìm-nổi ở trong bể khổ, nhưng vẫn có hoàn toàn tự-do để gây lấy họa phúc cho mình.

Cái tự-do ấy còn có cái nghĩa rộng hơn nữa là không những là chỉ để gây lấy họa phúc trong bể khổ mà thôi, còn có thể để cho ta thoát khỏi ra ngoài bể khổ được. Nếu ta biết tu đạo để phá được vô-minh nó che-lấp ta, thì ta sẽ được thảnh-thơi ở

29