Trang:Phật giáo.pdf/80

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

Hộ Pháp luận-sư, làm sách Duy-thức thích luận để giải-thích cái nghĩa Du-gia duy thức. Hộ Pháp truyền cho Giới Hiền là người cùng đồng thời với Trí Quang đã nói ở trên.

Vào quãng thế-kỷ thứ bảy, Huyền Trang đời Đường sang Ấn-độ (629-645) có gặp Trí Quang và theo học Giới Hiền trong mấy năm, rồi đem Du-gia tông về truyền ở nước Tàu, gọi là Pháp-tướng tông[1].

Từ đó về sau, ở Ấn-độ, vì Ba-la-môn giáo hưng-thịnh lên và bị Hồi-giáo xâm-lăng, cho nên Phật-giáo mỗi ngày một suy-kém, đến nỗi ngày nay chính ở Ấn-độ là chỗ phát-tích của Phật-giáo, không còn có Phật-giáo nữa, chỉ còn có ở các nước chung-quanh và ở các nước ngoài.

Đó là nói tóm tắt sự tiến-triển và biến-thiên của Phật-giáo từ xưa đến nay. Ta thấy trong Phật-giáo có nhiều tông, nhiều phái, mỗi một tông, một phái cố tìm một con đường khác nhau, để đi đến chân-lý, nhưng cái tinh-thần duy-nhất của Phật-giáo là cốt trông thấy rõ cái cảnh khổ ở trần-gian và tìm cách giải-thoát ra ngoài trần-gian.

Về đường tinh-thần và đạo-lý của Phật-giáo, thì lúc đầu Phật chỉ dạy về cái nghĩa duyên-khởi (pratitya samutpâda), cho nhất-thiết những vật đã sinh ra trong thế-gian là đều bởi nhân-duyên mà cấu-thành, chứ không phải tự-nhiên mà có. Một vật sinh ra có hình-sắc, có sự hiểu-biết và sự hành-động là do sự tập-hợp của ngũ-uẩn là: sắc, thụ, tưởng, hành, thức. Sắc là phần hình-hài do Tứ-đại


  1. Xem các tông Tiểu-thặng và Đại-thặng ở Phụ-lục 1.
80