Trang:Phật giáo.pdf/87

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

Phật cho cái ấy là cái « chân ngã » bất sinh bất diệt, không thể tư-nghị được. Ta còn ở trong cái phạm-vi tương-đối, thì ta không sao biết được cái tuyệt-đối, để rồi đến khi nào ta giải-thoát ra ngoài cái phạm-vi tương-đối, thì bấy giờ ta sẽ trông thấy cái tuyệt-đối rõ như trông thấy mặt-trời vậy.

Ta biết sự sinh-hóa ở thế-gian giống như những đợt sóng ngoài bể nhô lên rồi chìm xuống. Những sóng ấy là những hiện-tượng chốc-lát vô thường, tự nó không có thực tính. Song ta biết sóng là sự biến-hóa của nước. Vì vậy ta muốn biết vạn vật là sự biến-hóa của cái gì. Đã hay rằng các hiện-tượng trong thế-gian là do nhân-duyên sinh ra, nhưng cái gì mắc phải nhân-duyên mà thành ra vạn tượng? Đó là một câu-hỏi cứ lẩn-quẩn ở trong trí-não người ta.

Bên Bà-la-môn giáo, thì hoặc nói cái bản-thể của vạn vật do sự hô-hấp của Brahman, như lúc tỉnh lúc mê mà sinh-hóa ra vạn-tượng, hoặc nói có vị-thần Tự-tại làm chủ-tể cả vũ-trụ mà tạo-tác ra vạn vật v. v. Bên Phật-giáo Đại-thặng bài-bác những thuyết ấy, rồi lập ra những thuyết hình-nhi-thượng, như: Không-luận, Tam-thân luận, A-lại-da thức luận, Chân-như luận và Lục-đại luận, để giải-thích cái bản-thể của vũ-trụ.

Không-luận là cái thuyết nói cái thể Thái-hư (Sunyatâ) là nguồn-gốc của vũ-trụ. Thuyết này căn-bản ở sách Bát-nhã Ba-la-mật-đa là sách lấy lời Phật dạy Tu-bồ-đề về « Không-luận » mà mở rộng ra, lập thành cái lý-thuyết cho vạn pháp đều gốc ở cái « Không ».

Tu-bồ-đề (Subhuti) là một cao-đệ của Phật, nói trong kinh Tăng-nhất A-hàm rằng: « Pháp pháp

87