Trang:Phật giáo.pdf/89

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

sinh có tử. Prakariti dựa vào Purusha mà sinh-hóa ra vạn pháp. Vạn pháp đã sinh ra, thì bất cứ pháp nào cũng phải trải qua bốn thời-kỳ là: thành, trụ, hoại, không, nghĩa là có thời sinh, thời lớn, thời già-yếu, thời chết. Chết thì trở về cái thể Sunyatâ, rồi mỗi pháp lại theo cái duyên cái nghiệp của mình đã tạo ra mà sinh-hóa mãi. Chỉ trừ khi nào cái Đại-ngã tỉnh ra, thấy rõ sự vọng-ảo của tạo-hóa, tức là thấy rõ sự sinh-hóa của Prakriti là mậu-ngộ, thì bấy giờ là giải-thoát và lại yên-tĩnh và vui-sướng.

Vậy theo cái thuyết « Không-luận » của Phật-giáo Đại-thặng thì vạn pháp sở dĩ có là do ngũ-uẩn (sắc, thụ, tưởng, hành, thức). Song ngũ-uẩn chỉ là những yếu-tố hợp hợp, tan tan, vô thường vô định, tự nó không có thực thể. Bởi vậy Bát-nhã Ba-la-mật-đa-tâm kinh (Prajnâ Pâramitâ Hridaya sutra)[1] là kinh của chư tăng bên Phật-giáo Đại-thặng ngày ngày thường tụng niệm, nói rằng: « Sắc bất dị không, không bắt dị sắc; sắc tức thị không, không tức thị sắc. Thụ, tưởng, hành, thức, diệc phục như thị: sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc; sắc là không, không là sắc. Thụ, tưởng, hành thức cũng đều như thế. Nói như thế là ngũ-uẩn đều không cả.

Vậy theo cái lý-thuyết ấy thì các hiện-tượng cứu-cánh là « không ». Nhưng cái « không » của Phật-học không phải là cái « không » tuyệt đối hư-vô. Cái « không » ấy chỉ là cái thể hư-linh, tức là cái thể có đầy tiềm-thế để động thì sinh-hóa, mà tĩnh thì tịch-mịch yên-lặng.

Cái hư-linh ấy « bất sinh, bất diệt, bất cấu, bất tĩnh, bất tăng, bất giảm: không sinh, không diệt,


89