Trang:Phật giáo.pdf/91

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

Vạn-tượng tự thân là cái thể duy-nhất trong vũ-trụ, tức là nguồn-gốc của vũ-trụ. Cái hiện-tượng tự-thân ấy gọi là Pháp-thân. Phật, thánh, phàm đều nương-tựa vào đó mà có. Về phương-diện tuyệt đối, thì Phật là Pháp-thân. Pháp-thân biến-hóa ra các thân khác.

Theo thuyết ấy, thì Phật có tam thân là: Pháp-thân, Báo-thânỨng-thân.

Pháp-thân là lý pháp tụ-tập lại mà thành thân, tức là lấy pháp-tính làm thân. Pháp-tính không phải là sắc-chất và cũng không phải là thần-trí, mà đầy khắp cả vũ-trụ, đâu đâu cũng có, không sinh không diệt, lúc nào cũng thường trụ, thuần nhiên là diệu-lý chân-thực, thanh-tĩnh. Vạn pháp phải nương vào đó mà có, vạn đức phải tụ lại đó mà thành.

Báo-thân là phần lớn, phần tốt về phúc-đức, và trí-tuệ của Pháp-thân tích-tụ lại làm thân mà được cái quả-báo viên-mãn. Báo-thân lúc nào cũng nương vào Pháp-thân, không bao giờ gián-đoạn, tức là trí-tuệ khế-hợp với lý để đối với mình và với người mà thụ-dụng, cho nên còn gọi là Thụ-dụng thân.

Ứng-thân là cái thân tùy loại mà hóa hiện ra sắc-thân để phổ-ứng quần cơ, tu thành chính-giác mà thuyết pháp độ chúng. Vì thế có khi gọi là Hóa-thân hay là Biến-hóa thân.

Nói tóm lại, Pháp-thân là trỏ cái thể sở-chứng được. Báo-thân và Ứng-thân là trỏ cái dụng, nhờ có cái thể mà phát-hiện ra, Vậy nên tuy nói là tam-thân, nhưng thực là chỉ có một thể, một thể tức là một Phật.

Một Phật, nghĩa là một cái minh-giác linh-diệu

91