tháng khác thời cùng với đệ-tử đi hành-khất mọi nơi, gặp đâu ở đấy. Song trong khi đi như vậy, cũng không bao giờ đi xa lắm. Đạo Phật tuy về sau có cái thế-lực rất mạnh, tràn-ngập cả một phần thế-giới, mà khi sinh-thời Phật-tổ chẳng qua chỉ mới chiếm được một khu-vực con-con trong trung-bộ An-độ mà thôi. Khu-vực ấy trong sách gọi là « trung-vực » (madhya-desa), Phật không từng ra ngoài giới-hạn bao giờ. Mấy thành Vương-xá (Radjagriha), Xá-vệ (Sravasti), Ba-nại-la (Bénarès), Gia-tỉ-la (Kapilavastu), Tỉ-xá-li (Vésali), Câu-đàm-di (拘 郯 彌 = Kosambhi), đó là mấy cái mốc lớn trong khu-vực ấy, mấy nơi Phật thường đi lại luôn; đem ra mà đối-chiếu vào bản-đồ Ấn-độ bây giờ thời chẳng qua là một vùng nhỏ trong lưu-vực sông Hằng-hà (Gange) vậy. Như vậy thời những truyện Phật du-lịch phương xa chắc là những truyện huyền cả. Tuy sách có nói Phật đi những miền nam-biên bắc-thùy, như phía Bắc tới hồ Anavatapta, phía nam tới đảo Tích-lan (Ceylan, trong sách Phật gọi là Lăng-già 楞 伽 = Lanka), song không có gì làm bằng-cứ. Như nói về hồ Anavatapta thời sách nói Phật dùng phép thần-thông đằng-không mà tới, coi đó đủ biết là truyện huyền. Còn việc đi Lăng-già (Ceylan), tuy cũng nhiều sự huyền, nhưng cũng có lẽ có thật. Song xét cho kỹ ra thời chắc là người đời sau đặt ra, và là người thuộc về Nam-tôn, muốn cưỡng-chứng rằng chính Phật-tổ đã truyền đạo Phật tới đảo Tích-lan, kỳ-thực Phật không từng đi đến đấy bao giờ.
Cách sinh-hoạt và cách hành-động. — Phật bình-thời sinh-hoạt hành-động thế nào, nay không