Trang:Phat giao dai quan.pdf/64

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 62 —

mà mỗi người ta là một phần-tử trong toàn-thể ấy, mỗi người ta đều có một phần đồng-thể với Bà-la-ma, phần ấy là linh-hồn, là cái « bản-ngã » của mỗi người. Linh-hồn của mỗi người gọi là « át-man » (atman) tức là « tiểu-hồn » mà Bà-la-ma là « đại-hồn » (Paratman). Tiểu-hồn là « bản-ngã » của mỗi người, mà đại-hồn là toàn-thể của vũ-trụ. Bản-ngã càng sáp-nhập với toàn-thể, tiểu-hồn càng hỗn-hợp trong đại hồn, thời người ta càng hiểu được cái chân-thân chân-tính của mình, trong lòng được khoan-khoái bình-tĩnh, ở đời được trót-lọt sung-sướng. Cho nên người trí-giả tu-đạo phải có sức làm thế nào cho nhân-thân mình sáp-hợp được với toàn-thể trời đất, cho tiểu-hồn qui-nhất với đại-hồn là Bà-la-ma. Nhưng đại-hồn vốn là cái nguyên-lý minh-minh mạc-mạc, vô-trạng vô-hình, tiểu-hồn chẳng qua là một cái nguyên-khí; tuy nguyên-lý kia với nguyên-khí này là nhất-thể, mà nguyên-khí là nguyên-lý đã xuất-hiện ra cõi đời, làm động-cơ, động-lực cho muôn-vật ở đời. Bởi sự hành-động tác-dụng của nguyên-khí mới thành ra cái thế-giới hữu-hình — sách Phật gọi là thế-giới hữu-tình, — thành ra cái cõi phù trầm biến-động là cõi đời này. Nhưng nguyên-khí — tức là « át-man », tức là tiểu-hồn — càng hành-động, càng tác-dụng bao nhiêu thời càng xa-cách với nguyên-lý, tức là đại-hồn, tức là Bà-la-ma, càng xa-cách bao nhiêu, càng đau-khổ bấy nhiêu. Mỗi ngày lại xa-cách thêm như cái bánh xe càng ngày càng tít, không thể nào dừng được nữa. Bởi đó mới sinh ra cõi đời này là một nơi bể khổ. Người ta sinh ra đời khác nào như thần-tiên ở cõi trời sa xuống hạ-giới, vẫn thương tiếc nơi thiên-quốc,