Trang:Phat giao dai quan.pdf/69

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 67 —

người Tàu mới được biết cái thú-vị triết-lý cao-thâm, tự bấy giờ mê cái phần siêu-huyền mầu-nhiệm của đạo Phật, không biết rằng phần đó không phải là phần cốt-yếu trong đạo Phật vậy. Bởi các lẽ đó nên đạo Phật ở Trung-quốc thành một đạo huyền-diệu, trái với đạo Phật hồi khởi-thủy ở Ấn-độ là một đạo thực-tiễn, muốn phản-đối những lý-tưởng viển-vông của đạo Phệ-đà và các đạo-giáo đồng-thời khác. Vậy đây thuật về giáo-lý đạo Phật là thuật theo đạo Phật hồi khởi-thủy, tức là đạo Phật của đức Phật Thích-già, không phải là đạo Phật đã biến-thiên đi như về sau này. Cho nên không bàn về những lý-tưởng tự-ngã, vô-ngã, không sắc, sắc không, là những lý-tưởng các môn-đồ Phật phô-diễn ra về sau, mà chỉ chuyên-chủ về hai cái thuyết « tứ-diệu-đề » và « thập-nhị nhân-duyên » là hai điều chính tự Phật-tổ đã phát-minh và truyền-bá ra vậy.

Nói về triết-lý. — Có thể nói cả đạo Phật là gồm trong cái thuyết tứ-diệu-đề (四 妙 諦). — Hồi Phật mới bắt đầu chuyển pháp-luân ở thành Ba-nại-la, giảng ngay về tứ-diệu-đề, rồi sau mỗi lần thuyết-pháp cho đệ-tử cũng là nói đi nói lại về tứ-diệu-đề, coi là phần cốt-yếu trong bản-đạo vậy. Tứ-diệu-đề là gì? Trên kia đã dịch cả bài thuyết-pháp ở Ba-nại-la theo trong kinh Nam-tôn, nay nhắc lại ra đây và bàn thêm cho rõ ý-nghĩa. Bốn diệu-đề là: 1º Khổ-đề (苦 諦 = dukha), nghĩa là ở đời là khổ; 2º Tập-đề (集 諦 = samudaya), nghĩa là sự khổ vốn có nguyên-nhân kết-tập tự đâu, cho nên còn gọi là nhân-đề; 3º Diệt-đề (滅 諦, = nirodha), nghĩa là sự khổ cần phải trừ-diệt, muốn trừ-