Trang:Phat giao dai quan.pdf/76

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 74 —

sự « hành » (phạn-ngữ là sanskâra, chính nghĩa là sự kết-cấu, kết-hợp, xếp-đặt, sửa-soạn) thời theo sách Phật đã cho là một thuộc-tính của giống hữu-tình, của chúng-sinh rồi, như thế thời « hành » tưởng cũng có thể cho là đồng-nghĩa với « khổ » vậy. Như vậy thời cái nguyên-nhân đích-thực, cái nguyên-nhân độc-nhất vô-nhị của sự khổ, chẳng qua là sự « vô-minh » mà thôi. Nhưng muốn cho rõ, muốn cho hiểu cái nguyên-nhân ấy (mà sự đó là cần lắm) thời phải lý-hội lấy ý-nghĩa từng điều trong mười-hai điều, nghĩa là phải biết rõ mỗi nguyên-nhân quan-hệ với nhau thế nào, vì mỗi cái vừa là nhân vừa là quả lẫn cho nhau vậy. Có lý-hội được các nguyên-nhân kia thời mới thấu-triệt được ý-nghĩa và tính-cách của cái đệ-nhất-nguyên-nhân là sự « vô-minh », nó như đám mây mờ-ám che lấp con mắt những kẻ trầm-luân trong bể luân-hồi nghiệp-báo vậy.

« Đạo-đề » (đệ-tứ-đề). — Nguyên-nhân « vô-minh » ấy, đám mây mờ-ám ấy, tưởng không tài nào phá tan cho được. Song đạo Phật quyết rằng có thể phá được, có thể diệt được cái « nguyên-nhân », là sự « vô-minh », và có một phương-tiện, có một con đường (đạo) cứ theo đó thời làm được. Đó tức là đệ-tứ-đề, gọi là « đạo-đề » (mârga) vậy. Vậy thời con đường ấy, phương-tiện ấy là gì? Nguyên-nhân đã là « vô-minh », thời cứ ý mà suy, muốn phá nguyên-nhân ấy tất phải dùng trí-tuệ, là cái trí sáng suốt phá được sự hôn-mê. Song tuy đạo Phật vẫn nói đến trí-thức, trí-tuệ luôn, tuy trong sách Phật thường thấy những tiếng như: vidyâ, pradjnyâ, djnyâna (nghĩa là tri, trí, thức),