Phạn-võng kinh » (佛 說 梵 網 經) đã kể rõ.
Cứ lược kể như trên cũng đủ biết là bề-bộn rồi, không nói mỗi tôn mỗi phái lại còn đặt phiền-phức thêm ra nữa. — Nói tóm lại thời dù kỷ-luật phiền-phức thể nào mặc dầu, đạo tu-hành rút lại cũng là không qua bốn chữ « chính-tâm diệt-dục » như trên kia đã nói vậy.
Ấy là nói kỷ-luật chung trong giáo-hội. Đến cách tu-hành riêng của từng người cũng lại phiền-phức lắm. Đại-khái người tu-hành phải kiêm đủ ba bậc: 1º giới 戒 (như trên kia đã nói); 2º định 定; 3º tuệ 慧. Nghĩa là trước giữ giới cho nghiêm, sau phải định-tâm cho vững, sau hết mói sáng-suốt được mọi lẽ. Sử Tàu thuật vua Đuờng Tuyên-tôn hỏi ông Hoằng-biện-thiền-sư 弘 辨 禪 師 thế nào là ba bậc giới, định, tuệ, thiền-sư đáp rằng: « Phòng-phi, gọi là giới; lục-căn cảm-xúc, lòng không lay động, gọi là định; tâm-cảm hư-không, sáng-suốt không bợn, gọi là tuệ. » — Muốn trọn được ba bậc ấy thời phải có đủ mười đức-tính riêng gọi là « thập ba-la-mật » (十 波 羅 密 = pâramita): 1º bố-thí (布 施 = dâna), là phải đem công đem của làm việc đức-nghĩa; 2º trì-giới (持 戒 = sila), là phải giữ-gìn những điều luật đã ngăn-cấm; 3º nhẫn-nhục (忍 辱 = kshanti), nghĩa là kiên-nhẫn chịu nhục; 4º tinh-tiến (精 進 = virya), nghĩa là hoạt-bát tấn-tới; 5º thiền-định (禪 定 = dhyâna), nghĩa là định-tĩnh tinh-thần; 6º trí-tuệ = prajnâ), nghĩa là thông-hiểu sáng-suốt; 7º phương-tiện (方 便 = upâya), nghĩa là phương-pháp tu-hành; 8º nguyện (願 = pronidhâna), nghĩa là thành-tâm nguyện-vọng; 9º lực (力 = bala), nghĩa là nỗ-lực tu-hành;