Trang:Phat giao triet hoc.pdf/104

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

Tịnh hay là không sanh diệt là ăn với hai đế diệt đạo. Phương diện trước là nói về nguyên nhân phát triển của hiện tượng. Phương diện sau là nói về nguyên nhân của giải thoát.

Tóm lại, thế giới ấy là tâm. (Học thuyết của Schopenhauer khác nào?)

Một cái tâm ấy hoặc nói rằng không, hoặc nói rằng có, hoặc nói rằng động, hoặc nói rằng tịnh, hoặc nói rằng hữu tướng, hoặc nói rằng vô tướng, đều là không nhằm cả. Tâm nầy không thể gọi tên là gì được cả, Chỉ nên khảo sát nó về hai phương diện động với tịnh mà thôi. Tâm thể là tịnh. Bày hiện tướng là động. Vạn tượng của thế giới đều do tâm thể hoạt động mà hiển hiện. Tâm thể cùng vạn tượng không lìa nhau, mà không cùng nhau là một. Hai ấy vốn quan hệ nhau như nước với sđng. Sóng không là nước, nước không là sóng. Hai vật nầy chẳng rời nhau, mà chẳng cùng nhau là một.

102