Trang:Phat giao triet hoc.pdf/99

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

bao tàng (gồm chứa), tức là gồm chứa lấy pháp.

Đại Thừa Khởi Tín Luận nói rằng a-lại-da-thức là chỗ hòa hiệp mà không thành một cũng không khác nhau của sự bất sanh bất diệt với sự sanh diệt. A-lại-da-thức có hai nghĩa: một là triếp nhứt thiết pháp, hai là sanh nhứt thiết pháp. A-lại-da-thức, cũng gọi là vô cấu thức (vô cấu, amala, là không bụi nhơ.)

Thức thứ tám nầy không phải vô thường như ngũ uẩn, mà nó hằng khởi thường tại. Nó bao hàm hết thảy những chủng-tử của chư pháp[1]. Như thế tức nó phát hiện được hết năng lực vô hạn của vạn tượng. Cho nên căn thân của ta vừa phát sanh là nó bao hàm khách quan giới (tức là vạn vật). Khách quan giới thiên sai vạn biệt là do trong chủ quan giới có ý thức tác dụng mà ra. Nếu ta không có tri giác, thì vạn tượng cũng không có.


  1. Sánh với théorie de l'emboitement trong triết học Âu Châu.
97