Ngoài việc bắt bẻ lặt vặt những chữ «Lương tri», «Trực-giác» «Vô-cực», «Thái-cực» cho có chuyện, ông Khôi hết sức xưng-tụng công trình của “Nho-giáo” và khuyên những người An-Nam đều phải thắp hương mà đọc.
Tuy rằng sau đó vì bài giới-thiệu ấy mà giữa ông Khôi và ông Trần-trọng-Kim đã xẩy ra một cuộc bút chiến. kéo dài ba, bốn kỳ báo. nhưng nó cũng chỉ nội trong phạm-vi mấy chữ trên kia, chứ không lan ra chỗ khác
Tôi vốn tin sự phê-bình của ông Khôi cho nên tôi cũng tin luôn “Nho-giáo” là sách hoàn-toàn, tuy chưa đọc sách ấy.
Tình cờ một hôm xem cuốn Việt-Nam sử lược, trong bài dụ của triều Minh-Mệnh nói về tội trạng ông Lê-văn-Duyệt, thấy có một đoạn, soạn giả vì không hiểu cách đặt câu của Hán-văn, đã dịch sai ý nguyên văn tự-nhiên tôi sinh hoài-nghi cái sức Hán-học của tác giả “Nho-giáo”
Công việc biên-tập một bộ “Nho-giáo” bằng quốc-văn phải là người Hán-học uyên bác thì mới làm nổi trước kia tôi vẫn nghĩ vậy. Nhưng, sự tin-tưởng ấy đã bị đánh đổ trước câu hỏi này:
Một người có thể dịch sai đạo dụ của triều Minh-Mệnh, chắc đâu đã dịch được đúng tất cả ý nghĩa của tử, sử đời xưa!