cả các phương pháp đó, không thèm dùng một thứ nào?
Thật thế! Nếu tác giả “Nho-giáo” mà dùng những phương pháp ấy thì đâu đến nỗi vơ vào cả những sách giả?
Trong cuốn Nho-Giáo, tài-liệu về Khổng-Tử, tác-giả đã dùng nhiều nhất là những sách này: Khổng-tử-gia-ngữ, kinh Thư, kinh Lễ, kinh Dịch, kinh Thi, kinh Xuân Thu, Đại học, Trung-dong, Mạnh-tử và Luận-ngữ.
Trong bấy nhiêu sách, trừ ra mấy cuốn Luận-ngữ, Mạnh tử, kinh Xuân-thu và kinh Thi, còn thì đều là những sách đáng ngờ, hoặc không thể tin.
Nhất là Khổng-tử gia ngữ.
Sách này ngày xưa người ta vẫn bảo là của Vương Túc soạn ra. Trong sách chép toàn về chuyện Khổng-tử và lời nói của ngài và của các học trò ngài.
Vương là người đời Tấn, đẻ sau Khổng tử độ 7 trăm năm, nghĩa là bằng từ đầu nhà Trần đến giờ.
Bây giờ nếu có ngườ nào tự nhiên theo thể lịch sử hay thể nhật-ký, viết một cuốn sách nói rất tỷ mỷ về công-việc hàng ngày của ông