Bước tới nội dung

Trang:Phe binh Nho giao Tran Trong Kim.pdf/32

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
30
PHE BINH NHO GIAO

Vì thế chúng ta khảo về Khổng tử, nếu muốn cho ông cụ ấy còn được nguyên hình, không bị chắp nối từng mảnh, thì không nên đem những tư-tưởng của học trò ngài mà chộn lẫn vào với tư-tưởng của ngài. Nhất là những cái tư tưởng đã bị ngờ là của Hán-nho, càng không nên dùng làm tài liệu để thêu dệt thêm cho ngài.

Tác giả Nho-giáo không chịu như thế. Bao nhiêu những cái mà Tống-nho đã bảo là của Khổng tử, thì bất luận nếp tẻ gì cả, ông ấy cũng cho luôn làm của Không tử, không ngần ngại gì. Thí dụ như những đoạn này:

Chương II, trang 127, dưới cái tiểu đề « Đạo của Khổng-phu-tử» tác-giả cắt nghĩa:

«Đạo của Khổng-phu-tử, không lấy việc quỉ-thần mà đặt ra những điều mê-tín, không lấy sự sống chết mà huyền-hoặc lòng người. Ngai chỉ cốt lấy nhân, nghĩa, lễ, trí, hiếu, đễ, trung, tín làm đạo thường. Ngài cho những điều ấy chính là những cái minh đức của thiên-lý, vậy nên phải theo thiên-lý mà làm cho sáng rõ những minh đức ấy, để khiến người ta càng ngày càng hay hơn, đến chí thiện mới thôi. Đấy là nghĩa câu ở đầu sách Đại-học: « Đạo tại minh minh-đức, tại tân dân, tại chỉ ư chí thiện».