Trang:Quan niem ve cuoc nhan sinh.pdf/16

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

trước không có, hoặc cái mà lúc trước ta cho là phải là hay, thì lúc này ta cho là trái là dở. Song phải có sự biến-hóa ấy thì mới có sự sinh-trưởng. Hễ khi đã không lưu-chuyển biến-hóa nữa, là thôi, không sinh-trưởng nữa. Đã không sinh-trưởng nữa, là cứ dần mòn mãi cho đến khi không biến-hóa được, ấy là chết. Người này chết lại có người khác tiếp-tục mà sống, mà sinh-trưởng, cứ tiếp-tục như thế mãi, gọi là cuộc đời của người ta vậy.

Cái cuộc đời ấy có thể nói riêng về một cá-nhân cá-vật, hay có thể nói chung cả một đoàn-thể, một chủng-loại, hoặc cả vạn-vật ở trong vũ-trụ. Vì rằng riêng hay chung cũng chỉ có một sự sinh-hoạt mà thôi. Người ta sở dĩ có, là có sự sinh-hoạt, mà vũ-trụ cũng vậy, không có sinh-hoạt là không có vũ-trụ. Vậy ta có thể gọi cả thế-gian là một vũ-trụ, và một thân-thế của ta cũng là một vũ-trụ. Lớn nhỏ tuy có khác nhau, nhưng cùng là một sự sinh-hoạt, tức là một vũ-trụ vậy.

Sự sinh-hoạt trong một vũ-trụ chỉ là một sự tương-tục mà thôi. Tương-tục là một thái-độ, một thái-độ, lại một thái-độ, hay là một sự, một sự, lại một sự, cứ sinh nảy ra mãi thành một dây liên-tiếp nhau từ đầu chí cuối. Sự sinh nảy ra các thái-độ và các sự như thế là do ở sáu cái gốc: mắt, tai, mũi, lưỡi, thâný, là những cái gốc để xúc-tiếp và để tưởng-nghĩ. Ở sau những gốc ấy, thì có một cái bởi những gốc ấy đã sản-xuất ra để tìm hỏi và sai khiến các sự; cái ấy ta gọi là đại tiềm-lực hay là đại ý-dục. Cái đại ý-dục ấy chủ-trương những sự cảm-giác và những ý-niệm để thành ra các sự. Ở trước những gốc ấy, thì có những sự đã làm rồi, nó thành ra một cái định-cục. Tuy cái định-cục ấy phải tương-tục mà chuyển đi, nhưng cái hình giáng bề ngoài thì trong một kỳ-hạn, một đời người, tựa như là một vũ-trụ chắc-chắn vững-bền. Cái định-cục đã

14