Trang:Quan tri chu nghia va Dan tri chu nghia.pdf/29

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 27 —

bậy cũng khó lắm. Tôi thấy nhiều người chỉ-trích cái chế-độ của dân-chủ Pháp, nói rằng ở trong nước không có một người nào chịu trách nhiệm. Ấy là những đảng quân-chủ họ nói như thế; chớ còn cứ theo cái trí tôi tưởng, thì trình-độ dân chủ Pháp cặp kè với dân nước Anh chẳng kém gì cho lắm.

(Bài này trong bản thảo của cụ chỉ thấy chép đến đấy thôi, chắc còn sót một đoạn nữa,. nay xin tiếp thêm mấy câu sau này cho hết nghĩa).

Dù lúc thế nào đi nữa, trong nước đã có hiến pháp, ai cũng phải tôn trọng hiến-pháp; cái quyền Chánh-phủ cũng bởi hiến-pháp quy định cho, lười biếng không được, mà dẫu muốn áp chế cũng không chỗ nào thò ra được. Vả lại khi có điều gì phạm đến pháp-luật thì người nào cũng như người nào, từ ông tổng-thống cho đến một người nhà-quê cũng đều chịu theo một pháp-luật như nhau,

Các quan chức về việc cai-trị chỉ có quyền hành-chánh mà thôi, còn quyền xử đoán thì giao cho các quan án là những người đã học giỏi luật-lệ, có bằng-cấp, có thể xét ra việc nào trái với luật việc nào không trái với luật, chức quan án đó không phải là các quan cai-trị kiêm lấy như ở xứ ta, nhứt là ở Trung-kỳ đâu. Các quan án thì chỉ coi về việc xử đoán, có quyền độc-lập, cứ theo lương-tâm công bình, chiếu-theo pháp-luật mà xử, xử chánh-phủ cũng như xử một người dân. Các quan án ở về một viện riêng, gọi là viện tư-pháp.

Quyền tư-pháp, cũng như quyền hành-chánh của chánh-phủ và quyền lập-pháp của nghị-viện, đều