Bước tới nội dung

Trang:Quoc van trich diem 1930.pdf/22

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này cần phải được hiệu đính.
2
THƠ

Điệu thơ. — Điệu thơ là cách sắp đặt các tiếng trong câu thơ sao cho êm tai dễ đọc. Tiếng ta có tiếng bằng có tiếng trắc. Muốn phân-biệt tiếng nào là bằng, tiếng nào là trắc, phải biết cách đánh vần.

a) Cách đánh vần. — Như muốn biết tiếng tâm là bằng hay trắc thì phải nói tầm tâm bằng, tấm tẩm (hay tậm) trắc: thế tiếng tâm là bằng. Cách ấy tức là cách đánh vần của các cụ ta ngày xưa. Tập nói thế nhiều lần cho quen, làm thành nhập-tâm, hễ đọc một tiếng lên biết ngay là bằng hay trắc. — Nay theo lối viết chữ quốc-ngữ thì những tiếng gì phải đánh dấu (`) hoặc không phải đánh dấu (bình-thanh) là bằng, mà những tiếng gì phải đánh các dấu (´), (?), (~) (.) là trắc cả.

b) Các điệu thơ. — Bài thơ nào các tiếng trong một câu sắp đặt theo điệu bằng trắc gọi là thơ Đường-luật (vì tự đời nhà Đường bên Tàu đặt ra). Còn bài nào không theo điệu bằng trắc gọi là thơ cổ-thể[1] hoặc cổ-phong (lối cổ: có trước đời nhà Đường).

Đường-luật lại chia làm hai thể: thể bằng hoặc luật bằng là thể thơ bắt đầu hai tiếng bằng; thể trắc hoặc luật trắc là thể thơ bắt đầu hai tiếng trắc.

c) Các thể bằng trắc. — Nay lấy chữ b thay tiếng bằng chữ t thay tiếng trắc, chữ v thay tiếng vần mà kể các cách sắp đặt tiếng bằng tiếng trắc trong các thể thơ như vầy:

I — THỂ BẰNG VẦN BẰNG

(Vần bằng nghĩa là các tiếng vần đều đặt tiếng bằng cả).

1• Ngũ-ngôn (bát cú)

b b t t v
t t t b v
t t b b t
b b t t v
b b b t t
t t t b v
t t b b t
b b t t v

2• Thất-ngôn (bát cú)[2]

b b t t t b v
t t b b t t v
t t b b b t t
b b t t t b v
b b t t b b t
t t b b t t v
t t b b b t t
b b t t t b v


  1. Xem bài Vịnh hai bà Trưng, trang 31.
  2. Xem bài thơ mẫu: Cảm-hứng của cụ Trạng Trình, trang 9.