Trang:Tục ngữ, cổ ngữ, gia ngôn.djvu/46

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này cần phải được hiệu đính.
— 44 —
  1. Kiêm thính tắc minh, thiên thính tắc ám.
    Gồm nghe thì sáng, mích nghe thì tối : Nghe lời một người quấy quấy thì chẳng khỏi lầm.
  2. Kim ngọc dị cầu, danh ô nan thục.
    Vàng ngọc dễ tìm, tiếng xấu khó chuộc.
  3. Kín tranh hơn lành gỗ.
    Che mưa che nắng đặng thì thôi.
  4. Kinh cung chi điểu.
    Con chim sợ ná. Chim đã phải ná một lần, hễ thấy ná thì thất kinh ; con người ta bị sự gì rồi, sau nghe tới sự ấy, hãy còn hãi kinh, thì là thương cung chi điểu.
  5. Kình thân tàm thực.
    Cá kình nuốt, tằm ăn. — Cá kình nuốt thì là ăn to, tằm ăn thì là ăn lần. Hiểu nghĩa là xâm lấn nhau, cũng chư nước mạnh xâm chiếm nước yếu.
  6. Kíp miệng, chầy chân.
    Miệng gấp mà chơn chậm, nói ra thì dễ, mà đến việc thì dùng dằng, cũng là sự dữ tâm vi, nghĩa là việc cùng lòng trái nhau.
  7. Kiếp chết, kiếp hết.
    Có câu rằng : Tử giả biệt luận.

L

  1. Lá rụng về cội.
    Hiểu nghĩa là con cái phải tìm về cha mẹ.
  2. Lạc đàng nắm đuôi chó, lạc ngỏ nắm đuôi trâu.
    Con chó chạy dọc đàng thì hay đái hai bên đàng, đi một chặng đái ra một chút, đến khi về thì đánh hơi theo dấu đái mà về không sai ; cho nên người ta nói con chó có tài nhớ đàng ; còn con trâu thì hay nhớ chỗ ở, hai con đều sáng hơi, cọp ở xa chừng một dặm nó cũng biết : con ngựa già cũng thuộc đàng. Vua Tề-hoàng đánh giặc phương xa lạc đàng, ông Quản-trọng biểu thả con ngựa già đi trước mà đem đàng.
  3. Làm dâu nhà cả thể, làm rể nhà nhiều con.
    Nhà cả thể khó làm dâu ; nhà nhiều con khó làm rể, mà làm đặng trọn tiếng, mới là hay.
  4. Lâm khát nhi quật tỉnh.
    Có chữ rằng : Tù mu ư vị vỏ, lự cập họa tiên. Ràng rịt lúc chưa mưa, lo trước khi chưa có họa. Chớ chờ khi khát mà đào giếng.
  5. Làm lớn phải làm láo.
    Làm lớn phải chịu việc lớn.
  6. Lâm nhứt sự trưởng nhứt trí.
    Gặp được một việc thì thêm một đều hiểu biết.