Bước tới nội dung

Trang:Tục ngữ, cổ ngữ, gia ngôn.djvu/79

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này cần phải được hiệu đính.
— 77 —
  1. Tị trọng tựu khinh.
    Lánh nặng tìm nhẹ, ấy là nghĩa tránh trút.
  2. Tích cốc phòng cơ.
    Dữ trử thóc phòng khi đói, nghĩa là biết lo xa.
  3. Tích kim dĩ gi tử tôn, tử tôn vị tất năng thủ, bất như tích âm đức ư minh minh chi trung, dĩ vi tử tôn trường cữu chi kế.
    Tích trử vàng để cho con cháu ; con cháu chưa chắc giữ đặng, chẳng bằng tích âm đức, nghĩa là làm lành trong chốn minh minh, không ai ngó thấy, để làm chước lâu dài cho con cháu.
  4. Tích thiện phùng thiện, tích ác phùng ác.
    Tích lấy sự lành thì gặp lành, đa mang lấy đều dữ thì gặp dữ.
  5. Tiên cáo bất nại, bị cáo vô can.
    Không nài là không kiện nữa.
  6. Tiền chì hai mặt.
    Lì lợm, chai đá chẳng biết xấu hổ.
  7. Tiên giác giác hậu giác.
    Kẻ biết trước dạy kẻ biết sau. Kẻ lớn dạy kẻ nhỏ.
  8. Tiền hung hậu kiết.
    Việc trước dữ mà sau hiền.
  9. Tiền mất tật còn.
    Tổn hao vô ích, (nói về tiền thuốc.)
  10. Tiền nang bạc vác.
    Phép địch tiền thì lấy mực ngang, còn hàng mau thì cân vác, ấy là phép cân tử mã. Lại bạc nặng hơn tiền kẻm, mực tiền ngang mực bạc thì phải vác.
  11. Tiền phú hậu bần.
    Trước giàu sau nghèo. Trước lớn sau nhỏ ; lại đầu nhỏ đít to hay là mặt nhỏ đít to thì nói chơi thể ấy.
  12. Tiền tài như phấn thổ, nhơn ngãi tự thiên kim.
    Tiền của như phấn đất, nhơn ngãi dường ngàn vàng.
  13. Tiền tấn hậu kế.
    Trước tới sau dồn. Kẻ trước tới người sau cùng tới. Tre tàn măng mọc, chẳng thiếu chi người.
  14. Tiền trao cháo múc.
    Mua bán hiện tiền.
  15. Tiền trao ra gà bắt lấy.
    Cũng đồng một nghĩa.
  16. Tiên vi chủ, hậu vi khách.
    Phép tiếp khách có phân vì khách vì chủ, có ý trọng đãi vì khách.