Trang:Tan Da tung van.pdf/29

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 27 —

hiền hào-kiệt cách gang tấc. Cho nên quân-tử quí tự-tôn.

Tự-ái, tự-trọng, tự-tôn chỉ là tự mình đối với mình, cho nên gọi rằng « tự »; nghĩa chữ « tự 自 », tức là nói mình vậy, cho nên gọi rằng đức-riêng.

Phàm người đều có cái ta về tinh-thần là nên yêu tiếc. nên trọng, nên tôn. Có cái ta về tinh-thần mà không biết tự yêu tiếc, không biết tự-trọng, không biết tự-tôn, như thế chỉ gọi là người ngu. Người mà ngu thời không hơn giống vật được mấy, cho nên bảo rằng « chẳng làm thánh-hiền, tiện làm cầm thú, » thật không phải nhời nói ngoa vậy. Người mà cầm thú thời thật đáng khinh mà đáng thương; đáng khinh đáng thương mà thường không tự biết thời cái ngu thật khó phá. Cái ngu mà không phá được thời học-vấn thật cũng vô-ích, cho nên bao nhiêu người ngu ở thiên-cổ, như Trần-ích-Tắc, như Ngô-thời-Sĩ,... chỉ để cho người sau đáng khinh mà đáng thương, Người ta khinh mình, mình không lo, hoặc mình mà tự-trọng; người ta thương mình, mình không lo, hoặc mình mà tự tôn; người ta đáng khinh, đáng thương mình thời mình thật đáng lo vậy. Bởi thế cho nên người ta phải có học; bởi thế cho nên học phải cốt cho phá ngu.

Học, nghĩa là bắt-chước mà cốt để cho phá ngu; học mà nếu không biết bắt-chước thời sao cho phá ngu, mà sao gọi là học. Người nước ta mấy nghìn năm trước, chuyên học ở nước Tầu, từ luân-thường đạo-lý trong gia-đình, đến văn-chương thi