Trang:Tan Da tung van.pdf/35

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 33 —

sau; ta còn vẫn chỉ là người làng, ấy thời là đáng lo. Lo như thế nào, như vua Thuấn thôi vậy. » Ông Mạnh lại suy bụng vua Thuấn mà nói rằng: « Kẻ sĩ trong thiên-hạ yêu mình, là cái người ta thích, vậy mà không đủ để giải cái lo; gái đẹp là người ta thích, lấy hai con gái vua, vậy mà không đủ để giải cái lo; giầu là người ta thích, giầu có cả thiên-hạ, vậy mà không đủ để giải cái lo; sang là người ta thích, sang đến làm thiên-tử, vậy mà không đủ để giải cái lo. Người ta yêu mình, gái đẹp, giầu, sang, không gì đủ để giải lo; duy thuận lòng cha mẹ có thể giải cái lo. » Ông Mạnh ở nước Tề, không muốn ra làm quan mà mẹ thời tuổi già, thường đứng tựa cửa thở giài mà lo. Ấy những cái lo đó là lo vì mình. Lo vì đời như thế nào? ông Mạnh có nói rằng: « Vua Nghiêu lấy không được ông Thuấn làm cái lo của mình. Vua Thuấn lấy không được ông Vũ, ông Cao-Rao làm cái lo của mình. » Lại như đức Khổng lấy thiên-hạ không bình-trị làm cái lo của mình. Đức Gia-tô lấy người đời mắc vào tội lỗi làm cái lo của mình. Đức Thích-Ca lấy người đời chìm đắm trong bể khổ làm cái lo của mình. Như những cái lo đó là lo vị đời. Lo vị mình, lo vị đời, dẫu tính-chất có khác nhau mà các cái lo đó thật đều là sang-trọng. Sang-trọng thay cái lo! — Cái lo thế nào là đê-tiện? Bác nhiêu lo lên làm bác xã, bác xã lo lên làm bác khán, bác khán lại lo lên một bực trên bác khán, trên bác khán lại lo lên một bực, hai bực..... trên bực trên bác khán. Những cái lo đó, có cái lo mất một chục, hai chục....., có cái lo mất một trăm, hai trăm.... có cái lo mất một nghìn, hai nghìn..... Lo cho được thời phải chịu mất; lo không được, thường