Trang:Tap dien thuyet cua Phan Boi Chau.pdf/8

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 6 —

bổ cho sự khuyết điểm của chính-sách bảo-hộ, cho thiệt tỏ rõ tinh thần chơn văn-minh của nước Pháp. Trên tôi đã nói tạo thành quốc-dân ưu-đẵng đủ hợp tác với chánh-phủ tức là mục-đích ấy. Chẳng ngờ người ta quen sự tập quán học-đường ngày xưa, tưởng rằng chính-phủ thiết lập học-đường chỉ cốt đào tạo một lớp nhân-tài nô-lệ chỉ vì các nhà buôn, hàng rượu ngon, hạng áo tốt, ngày ngày khiến cho phường bầu rượu, giá áo, túi cơm, xôn xao rầm rực trước cửa hàng. Như thế thì quả đã nhận sai cái thâm ý của chính-phủ rồi đó. Anh em phải biết cho rằng nô-lệ với hợp tác hình tích tuy như nhau, mà sự thật vẫn khác nhau xa: gọi rằng nô-lệ là cái quyền sai khiến chỉ nghe nơi chính-phủ mà thôi; Gọi rằng hợp tác là lấy cái năng lực của nhân-dân mà chia gánh một phần cho chính-phủ. Chính-phủ bảo-hộ đối với học sinh ta chỉ trông mong ta cho cất nổi cái trách-nhiệm hợp tác, nào ngờ học sinh ta trở lại ôm cái tư tưởng nô-lệ, mà bỏ những sự nghiệp của mình, đến nổi dư-luận trong thế-giới đều cho là học-đường nô-lệ, giáo-dục nô-lệ là đặc-sắc một nước ta có.

Than ôi! cái tội thanh niên cũa nước ta chẳng nặng lắm ru; vì thế cho nên tôi chỉ mong cho anh em ta mau tỉnh ngộ lại mà cải lương cái mục đích hướng lai nhập học. Lại có một lời thông thiết xin ngỏ cùng anh em như sau này: những phí dụng cũa các anh khi ở nhà học cho đến tiền bổng cấp khi các anh học rồi ra làm việc, một sợi tơ một hạt gạo, đều là giọt máu mồ hôi cũa nhân dân ta, ngày đêm ép nắn cho đầy đủ cái dục-vọng cũa các anh. Đến khi kết quả thời gọi là y-học-sinh mà ở sự nhân dân vệ sinh không có tí gì bổ, gọi là công nghệ học sinh, thương mải học sinh mà ở sự nhân dân thực nghiệp không thí gì hay gọi là nông lâm học sinh mà đến sự khai thác địa lợi thì cũng không thấy một mảy gì thành công. Thế thì các anh chỉ làm khổ lòng cho cha mẹ bà con các anh tuôn đổ từng giọt máu, giọt mồ hôi mà các anh chỉ thành ra những cái bầu rượu ngon, cái túi cơm sang cái giá aó tốt, cái bò nhìn ngồi xe caoutchouc, ở lầu cao. Thế thời cái tuồng nô lệ e có