Bước tới nội dung

Trang:Thơ Đỗ Phủ, Nhượng Tống dịch.pdf/294

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

nhất một thời. Kể người trong hai Giáo-phường đứng đầu là Nghi-Xuân, Lê-Viên, cho đến các vũ-nữ hầu Ngự ở ngoài, hiểu lối múa ấy, năm đầu đời đức Thánh-Văn Thần-Võ hoàng-đế, (tức Minh-hoàng) chỉ có một mình Công-Tôn mà thôi! Mặt ngọc, áo hoa, nghĩ thêm tủi cho mình đầu bạc... Nay người học trò đây, cũng không còn trẻ-trung nữa... Đã biết rõ gốc tích nàng, xem ra làn-lối quả không khác... nhân chuyện ấy đem lòng cảm-khái, bèn làm bài hát « Múa Gươm ». Hồi xưa người đất Ngô là Trương-Húc, giỏi lối viết thảo viết thiếp, có lần ở Vu-Huyện được xem nàng Cả Công-Tôn múa lối « Múa Gươm Tây Hà ». Từ đó lối viết thảo càng thêm mạnh mẽ phóng-túng, Coi đó đủ rõ tài của Công-Tôn thế nào!

Nàng Công-Tôn vốn người nhan sắc
Tài « múa gươm » đồn rực bốn phương...
Người xem như nước bàng-hoàng...
Giờ lâu trời, đất quay cuồng vì ai!
Mau như nỏ bắn rơi chín ác!
Nhẹ như xe đóng gác tám rồng!
Đến như sét rậy từng không!

292