Bước tới nội dung

Trang:Thơ Đỗ Phủ, Nhượng Tống dịch.pdf/358

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

thêm nhiều vẻ bực-tức, oán than, song cách đời Phong, Nhã còn gần, còn so-sánh với nhau được. Từ Tần, Hán trở xuống, chức quan « Nhặt thơ » đã bỏ. Những lời xướng-ca, đùa cợt, vè-quê, hát nhảm, cho đến tán, tụng, phúng, phú, người thiên-hạ tùy thời gián-hoặc cũng có làm. Đến Vũ-đế nhà Hán làm thơ vịnh cung Bá-Lương, mà bắt đầu có thể « bẩy chữ ». Bọn Tô-Vũ, Lý-Lăng thì giỏi nhất về thể « năm chữ ». Tuy rằng phép câu, luật văn có khác nhau, nhã-nhặn. quê-kệch cũng lẫn lộn, song lời ít, ý xa, nhân việc mà tỏ tình, nếu không có vì một cớ gì, thì văn không có viết bậy! Sau đời Kiến-Án, bọn văn-sĩ trong đời mắc vạ chiến-tranh. Cha, con họ Tào[1], làm văn ở trên yên ngựa! Đôi khi ngang giáo đọc nên thơ... Những bài của họ, kể ra vẻ mạnh mẽ, trầm bổng, ai oán, đau-thương, còn hay hơn đời cổ! Đời sang Tấn, phong cách cũng hỏi còn. Vào khoảng Tề, Lương, việc giáo-dục bỏ mất côn-bản. Kẻ đi học chuộng nhau về những


  1. Tào Tháo, con là Tào-Phi. Tào-Thực đều giỏi văn thơ.
356