Bước tới nội dung

Trang:Thơ Đỗ Phủ, Nhượng Tống dịch.pdf/359

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

tính hỗn-xược, dông dài, liều-lĩnh! Văn chương thì lấy mầu-mè, chải-chuốt, phóng-khoáng, tỷ-mỷ làm hay. Ấy là những văn ngâm vịnh tính-tình. bê-tha phong cảnh! Ý-nghiã và lực lượng, thì chả có gì đáng kể! Sa-sút cho đến Lương Trần những lời dâm-đãng, đẽo-gọt, điêu-xảo, vụn-vặt, lại càng ngày càng quá! Ấy lại là cái mà Tống, Tề cũng không thèm đếm-xỉa nữa! Nhà Đường lên, việc học công rất mở-mang Những vẻ hay ở các đời trước, đều ra đủ cả. Lại về dòng Thẩm Thuyên-Kỳ, Tống Chi Vấn, rèn xét tinh tế, cầu cho tiếng được êm, thế được thuận, gọi nó là « thơ luật ». Từ đó trở đi, thể văn đã biến hóa rất mực. Thế nhưng không ai là không: thích thể xưa thì sót lối mới; chăm văn hoa thì bỏ thực-thà; học Tề, Luơng thì thua hẳn Ngụy, Tấn: giỏi Nhạc-phủ thì đuối về ngũ-ngôn; luật đúng thì cốt-cách không còn; khuôn rộng thì mặn nồng không có... Duy đến Tử-Mỹ thì thật là trên đến sát Phong, Nhã; dưới bao trùm Thẩm, Tống; lời cướp cả Tô, Lý; khí nuốt cả Tào, Lưu; át vẻ cao-kỳ của Tạ, Nhan; thừa mầu xinh đẹp của Từ, Dữu; giữ được thể-thế của người đời xưa, mà lại gồm

357