Trang:The luc khach tru va van de di dan vao Nam ky.pdf/55

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 55 —

sân tập thể-thao nữa, do một tay chuyên-môn của họ dạy, học sinh thì quần áo mũ giầy, ăn mặc phải cùng theo một lối, chương-trình học cũng rộng, các khoa toàn là Hán-văn, ngoài kiêm cả đến ngoại-quốc-văn, như là chữ Anh, chữ Nhật, chữ Pháp v..v.. trong bọn học-sinh, những kẻ thông minh cường-tráng rất nhiều, mỗi khi có lễ gì, ta thấy bọn học sinh ấy, ăn mặc một sắc, đánh trống thổi kèn, vác lá cờ năm sắc cộng-hòa đi hàng đôi ở ngoài đường, thì trông cũng có vẻ mạnh mẽ lắm. Hai là trường «Khôn-đức nữ-học» 坤 德 女 學, để dạy con gái, học trò cũng đông, mà cho đàn bà quản-đốc, chương-trình thì chỉ dạy qua loa những điều thường-thức về các khoa học v..v... còn thì toàn là dạy nghề may vá, cách nấu ăn, là môn học thiết thực cho đàn bà, đàn bà của họ học như thế, chớ không học phiếm như các cô nữ-học-sinh nước mình, đỗ đến bằng thành chung (Diplôme d'Etude complémentaire) mà về nhà nướng miếng thịt cháy khô, thổi nồi cơm không chín, như là cô Nguyễn-thị-Nhung đã phàn nàn ở trong báo Echo Annamite mới rồi (số báo ra ngày 7 Juillet 1924)

Cao hơn một bậc nữa, thì họ có trường « Trung Pháp học hiệu» 中 法 學 校 (Lycée Franco-chinoise), cũng ở Chợ-Lớn; giáo-viên phần đông là người Pháp, mà học-khoa thì trọng thương-mại hơn là các khoa học khác. học sinh được độ 100 người; các nhà văn-hào chí-sĩ của họ, như hạng Uông-tinh-Vệ, 汪 精 衛, Sái-nguyên-Bồi 蔡 元 培, đi qua lại Nam-kỳ, thường diễn-thuyết trong trường này luôn.

Trường nào cũng vậy, họ dùng nhiều cách cổ-lệ học trò, cốt nhất là rộng kiến-văn và trí phán-đoán, như mỗi khi có việc gì mới lạ xẩy ra ở nước họ, hay là ở Âu-châu, thì trong trường yết bảng ra cho học trò xem rõ đầu đuôi việc ấy rồi, đấy tức là cái đầu bài, hỏi ý-kiến từng người, xem phỏng mình gặp việc như thế, thì đối phó ra làm sao, ấy là cách luyện-tập trí suy-nghĩ nhanh nhẹn cho bọn thanh-niên họ vậy. Ngoài ra họ cũng dùng cách dạy học truyền-khẩu, để dạy đám lao-động, năm ba