cửa vẫn nguyên-tuyền, thì không ai chịu rời ra một bước; ai có đi cũng không đi xa: ví bằng ở quê cha đất tổ không được mà phải đi, thì họ cũng chỉ đi gần thôi, hoặc đi làng khác, hoặc lên tỉnh, hoặc làm ăn ở những tỉnh gần gũi, để cho đến khi trong làng trong nhà có cúng tế giỗ tết gì, những người rác rác đi làm các nơi, dễ sự về nhà, để cúng tế giỗ tết với nhau cho tiện. Nhân đó mà người Annam có một điều sợ, một điều ghê khiếp nhảm nhí, khiến cho họ lấy sự đi xa làm lo lắm. Thường khi có một người Tây ở một chỗ nào trong xứ Đông-pháp này, mà phải đổi ở vùng này đi vùng khác, có người bồi tốt muốn đem đi theo, thì nó kêu là « nước độc », không thể đi theo được. Ai lại không biết, phần nhiều người Annam, có một cái thói quen, tuy hơi trẻ con, mà thấy cũng cảm-động. là khi sắp tới ở một xứ nào xa xứ mình, thì hay gói một cục đất ở chỗ mình ở ấy mà đem đi theo. Nếu có ít nhiều người, không cần gì những sự đã tin, hay hoặc được lương cao, quên cả những sự ấy, mà bỏ ra đi, thì một sự sầu-uất mà họ cảm-giác trước hết, dù cho là một cơn sốt xoàng, chẳng qua bởi phong-thổ khác mà ra, nhưng cũng đủ là một cớ làm cho họ hối hận ngay rằng mình đi thế này, là táo tợn dại dột, thì vội vàng trở về quê cha đất tổ ngay.
« Như thế thì phân minh rằng sự lợi-dụng nhân-công bản-xứ có điều gì ngăn trở to lắm »
Người viết mấy ròng ấy, nói nhân-công bản-xứ tức là chỉ nhân-công Bắc-kỳ, vì chỉ có Bắc-kỳ, mới có nhân-công mà thôi. Ta thấy phần đông người Pháp — trử ra mấy người có hiểu tình-thế và tính-chất của ta lắm — đều chung một ý-kiến như thế. Vậy nhân-công Bắc-kỳ có đến nỗi tệ như là dư-luận ấy đã chỉ-trích hay không, tưởng là một điều ta cần xét lắm. Trước hết ta phải nhận là có thế, sau ta nói rằng: mấy cái tệ đó, ngày nay không có nữa đâu.
Người mình vẫn có lòng nặng tình quê hương, không muốn rời ra một bước, tức là cũng có cái «tư-tưởng thôn-lạc» y như người Tầu, mà tác-giả đã nói trong đoạn cuối ở phần trên, cho