Trang:Tuyet hong le su.pdf/72

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 68 —

tốt lứa. Để sáng mai tôi sẽ ướm ý ông Thôi xem thế nào; mười phần cũng có lẽ được tám chín.

Chiều hôm ấy tôi với Thạch si ngồi nói chuyện lan-man đến mãi non nửa đêm mới về. Cũng còn nhiều câu chuyện khác nữa, nhưng không can-thiệp đến việc của tôi, nên tôi cũng không nhớ hết.

Đến quá trưa hôm sau, thấy Thạch-si đưa thư sang trả lời tôi, ý nói ông Thôi thì rất bằng lòng lắm chút vì Quân-Thiến tập-nhiễm lối tân-học, say lòng chữ tự-do, mà ông Thôi chỉ có một người con gái quý-hóa ấy, nên không muốn ép-uổng; ông ấy đã dặn Lê Ảnh gửi thư bảo Quân-Thiến nếu được tờ trả lời bằng lòng thì là việc xong.

Tôi nghe tin ấy hơi mừng thầm, vì nếu Quân-Thiến say lòng tự do thì chưa chắc việc đã xong, mình cũng dủ tắc-trách với Lê-Ảnh được.

Nga-hồ thuyền bến gần kề,
Hôm sau Quân-Thiến đã về đến nơi.

Sao không viết thư trả lời mà thân-hành về như thế là ý làm sao? Thật không hiểu được. Tôi chắc rằng Quân-Thiến về để phá ngang cái việc ấy thì chắc sự không xong

Ngờ đâu sáng sớm hôm sau ông Thôi cho người sang mời Thạch-si đến cười nói vui-vẻ, và nói Quân-Thiến bằng lòng, vậy nay ông Thôi xin nhận lời. Tôi lấy làm lạ quá. Thạch-si đem cái tin ấy sang trả lời tôi, xem có ý rất mừng cho tôi, mà tôi thực là đờ-đẫn cả người; nhưng anh em đã nói giúp xong việc rồi, vậy tôi cũng phải đem lời cảm tạ Thạch-si. Cất lời cám ơn mà trong ruột đau-đơn, khi ấy Thạch-si giá có ý nhằm tôi hẳn trông thấy nét mặt tôi như tro nguội vậy.

Việc hôn-ước đã định rồi, ý tôi thì sợ rằng đất khách chân nẫng, lễ-nghi sửa soạn, nhiều điều không tiện, muốn để đến ra giêng sẽ làm lễ ăn hỏi. Nhưng Lê-Ảnh nhất-định không nghe, mà Thạch-si cũng phải kêu rằng sắp đến ngày đi vắng không thể đợi được, cũng giục tôi nên làm ngay đi. Mấy hôm ấy tôi một mặt thì nhờ Thạch-si sắm-sửa công-việc, một mặt thì gửi giấy trình mẹ tôi và anh tôi, túi-bụi mất hai ngày bận quá. Công-việc xong cả rồi, thì Thạch-si cũng cất bước ra đi.

Dắt tay nhau chốn hà lương,
Mấy phen ly hợp đôi đường bắc nam,

Quãng này quyển nhật-ký của tôi, thật là một quyển sử rất thương-tâm. Đương lúc bấy giờ duy còn một việc cần phải