Trang:Việt thi.pdf/31

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.


VIỆT THI


Thất-ngôn cổ-phong

Tửu hữu (độc-vận)

Hôm qua có bạn, rượu lại hết,
Hôm nay có rượu, bạn không biết.
Cất đi đợi bạn đến lúc nào,
Cùng uống cùng vui trời đất tít.
Khi say quên cả ta là ta,
Còn hơn lúc tỉnh nhớ mà mệt. (Bùi Ưu-thiên)

Cảnh tạo-hóa (hoán-vận)

Đá xanh như nhuộm, nước như lọc,
Cỏ cây hoa lá dệt như vóc.
Trời quang mây tạnh, gió hiu hiu,
Ai thấy cảnh này mà chẳng yêu.
Mới biết hóa-công tay khéo vẽ,
Không mực không thuốc mà đủ vẻ.
Tay người điểm-xuyết ra nước non,
Bể-cạn non-bộ nhỏ con con.
Sao bằng tiêu-dao cùng tạo-hóa.
Bốn mùa phong-cảnh thật không giả. (Bùi Ưu-thiên)

Thể luật

Thơ luật là lối thơ có từ đời Đường (620 — 905), cho nên thường gọi là thơ Đường-luật. Mỗi bài làm tám câu năm vần và phải theo đúng niêm đúng luật. Khi nào làm bốn vần, thì hai câu đầu phải đối nhau, gọi là song phong. Trong bài thơ luật, câu thứ ba, thứ tư và câu thứ năm, thứ sáu, bao giờ cũng phải đối nhau.

Thơ luật chỉ dùng độc-vận và chỉ dùng vần bằng, chứ không dùng vần trắc. Những bài thơ người ta gọi lầm là thơ luật vần trắc là lối thơ cổ-phong làm theo

34