Trang:Việt thi.pdf/44

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.


VIỆT THI

nhiều lần đi sứ Tàu. Ông là người rất thông-minh, lúc lên sáu tuổi đã biết làm thơ, về sau ông làm nhiều sách như: Thiên nam dư hạ tập, Vân đài loạn ngữ, Hoàng Việt văn hải, Kiến văn tiểu lục, Thượng kinh phong vật chí, v. v... Ông còn để lại những bài văn, bài phú bằng quốc-âm rất hay.

Nguyễn Quỳnh. Ông người làng An-cực, huyện Hoằng-hóa, tỉnh Thanh-hóa, đỗ cống-sinh (cử-nhân) đời Lê Cảnh-hưng. Ông là người có tài, tính hay khôi-hài. Ông hai làm văn lối hài-hước và lại rất bẻm, cho nên mới thành tên là Trạng Quỳnh, trạng đây có nghĩa là bẻm.

Nguyễn Hữu-Chỉnh. Ông người huyện Chân-lộc nay là huyện Nghi-lộc, tỉnh Nghệ-an, năm 16 tuổi đỗ cống-sinh (cử-nhân), tục thường gọi là Cống Chỉnh. Có cơ-trí và có tài biện-bác, biết nghề dùng binh tính hào-phóng, sành thanh-luật và quốc-âm, trước ông theo tướng Hoàng Ngũ-Phúc vào đánh chúa Nguyễn ở Thuận-hóa, sau theo Hoàng đình Bảo đời Lê-mạt. Phải khi có loạn kiêu binh ở kinh-đô Thăng-long, ông chạy về Nghệ-an, rồi vào theo Tây-sơn, xui Tây-sơn ra đánh họ Trịnh. Khi quân Tây-sơn rút về Nam, ông trở về Nghệ-an. Vua Chiêu-thống nhà Lê bị họ Trịnh nổi lên tranh quyền, lại triệu ông ra giúp, phong tước Bằng quận-công. Chẳng được bao lâu, tướng Tây-sơn là Vũ văn Nhậm ra bắt ông giết đi, bấy giờ là năm 1787.

Ôn-như hầu Nguyễn Gia-Thiều (1742 — 1797). Ông người làng Liễu-ngạn, huyện Siêu-loại, tỉnh Bắc-ninh, con nhà dòng-dõi được tập tước hầu, làm quan võ đời Lê Cảnh-hưng. Ông sinh vào thời loạn,

47