Trang:Viet Han van khao.pdf/131

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này cần phải được hiệu đính.
— 119 —

thơ phần nhiều là bậc thánh-hiền, có thể làm khuôn phép cho muôn đời mà không thể đổi được. Biến-nhã thì cũng là những bậc hiền-nhân quân-tử trong một thời, thương đời mà làm ra, có lòng trung-hậu trắc-đát, có ý bày tỏ điều hay mà ngăn cấm lòng tà, cho nên thánh-nhân mới lựa lấy.— Vậy thì nên học thế nào? Nếu ngâm nga cho nhuần thấm lấy nghĩa lý, mà thể xát vào trong mình; xét ở trong tính tình kín đáo, tường ở ngoài nhời nói việc làm, như vậy thì tu, tề, bình, trị, chẳng phải đợi cầu ở đâu mà cũng hiểu được vậy ». Xem bài này đủ biết đại ý đầu đuôi kinh Thi và biết cái lối học kinh Thi nữa.

Trong kinh Thi cũng có một câu mà cai hết được nghĩa một bộ sách, là câu « Tư vô tà » ở thơ Quýnh trong thiên Lỗ-tụng. Vì thơ tuy nhiều, nhưng chủ-ý chỉ có hay thì khen dở thì chê mà thôi. Mà khen chê thì lại bất ngoại hai mối là tà với chính; bài nào khen, tức là khuyên người ta nên chính, bài nào chê, tức là ngăn người ta không nên tà, nói rút lại thì đều là khiến cho người ta đừng nghĩ mối tà-tâm cả. Đức Khổng-tử nói rằng: « Kinh Thi có 300 thiên, chỉ một lời cai được hết, là câu « Tư vô tà », tức là lẽ đó.

Đức Khổng-tử lại nói rằng: « Bất học Thi vô dĩ ngôn », nghĩa là không học kinh Thi thì không biết đường mà nói vì kinh Thi nhời nhẽ rất bóng bẩy, lập ngôn rất khéo, có học thì mới giỏi khoa ngôn-ngữ vậy.

Ngài lại nói rằng: « Thi khả dĩ hưng, khả dĩ quan, khả dĩ quần, khả dĩ oán; nhĩ chi sự phụ, viễn chi sự quân, đa chi ư điểu thú thảo mộc chi danh ». Nghĩa là học kinh Thi, xem đến những lời thiện ác, có thể nẩy ra bụng yêu ghét; xem những điều phải trái, có thể nghiệm vào mình mà xem các việc của mình; thơ có những bài rất hòa vui mà vẫn giữ được ý nghiêm-trang cung kính, xem đó có thể giao-du với đám đông người; thơ lại có những bài ai oán, trách người mà vẫn giữ được lòng trung hậu, xem đó có thể biết đường xử trong cảnh oán người; thơ lại nói đủ cả cương thường đạo nghĩa, cho nên có thể xem đó mà biết được đạo thờ cha và đạo thờ vua; trong