Trang:Viet Nam phong tuc.pdf/374

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
NÓI VỀ PHONG-TỤC XÃ-HỘI
375
 

XXXV.— THANH ÂM NGÔN NGỮ

Nước ta địa thế phân làm ba xứ là: Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ. Trong ba xứ vốn đã nói chung một thứ tiếng, lại học theo một lối chữ nho, từ khi các ông cố đạo đặt ra chữ quốc ngữ thì lại dùng chung một lối chữ, cho nên thanh âm ngôn ngữ vẫn thông dùng với nhau, trừ ra một ít thổ âm vì phong thổ mà khác nhau thôi.

Mà khác nhau thì chỉ có Bắc kỳ và Nam kỳ còn hơi khác nhiều, chớ ở Trung kỳ thì nửa dùng tiếng Nam, nửa dùng tiếng Bắc, chẳng qua có ít tiếng riêng hẳn như các tiếng gáy nhông (vợ chồng), ngân ngái (xa gần), mô tê (đâu đó), mần răng, mần rứa (làm gì, làm vậy), bên ni, bên nớ (bên nọ bên kia), v.v... Các tiếng ấy tuy khác, nhưng đâu đâu cũng đã hiểu. Duy còn Nam Bắc thì đôi khi có tiếng khác nhau, hơi khó hiểu một chút, nhưng xem đại ý thì cũng hiểu được nhau cả.

Nay thử đem những tiếng Nam, Bắc khác nhau mà phân biệt đại khái như sau này:

1.— Cùng nghĩa mà khác hẳn tiếng, như là:

BẮC NAM
Cha mẹ Má tía
Hoa quả Bông trái
Hào (bạc) Xu (đồng)
Thuyền Ghe
Hòm Rương