Đề tài trên Thảo luận Thành viên:Vinhtantran/Lưu Thảo luận Cấu trúc 1

Tranminh360 (thảo luậnđóng góp)

Bản Tôn Tử chữ Hán có chú thích ở đây nè anh: zh:十一家注孫子, nhưng bên Wikisource tiếng Trung chưa làm xong và họ ghi là 11 nhà chú thích chứ không phải 10 nhà đâu. Xem zh:十一家注孫子/卷上 thấy phần chú thích dài lắm mà bản dịch của Ngô Văn Triện cũng chỉ dịch một số chú thích tiêu biểu thôi.

Vinhtantran (thảo luậnđóng góp)

Trong Lời người dịch có nói là quyển Trung văn có từ đời Tống. Chắc đây cũng chỉ là một phiên bản của quyển Tôn Ngô binh pháp mà thôi.

Tranminh360 (thảo luậnđóng góp)

Bài 十一家注孙子 trên Baidu Baike cũng ghi bản thập nhất gia chú Tôn Tử do Cát Thiên Bảo soạn vào đời Tống, 11 nhà chú thích Tôn Tử là Tào Tháo, Lương Mạnh thị, Lý Thuyên, Giả Lâm, Đỗ Hựu, Đỗ Mục, Trần Hạo, Mai Nghiêu Thần, Vương Tích, Hà thị, Trương Dự. Tôn Ngô binh pháp/Thân thế Tôn Tử cũng ghi bộ sách do Cát-thiên-Bảo đời Tống thu góp lời chua của 10 nhà, 10 nhà ấy là: 1) Ngụy Vũ; 2) Lý Thuyên; 3) Đỗ Mục; 4) Trần Hạo; 5) Giả Lâm; 6) Mạnh Thị; 7) Mai nghiêu-Thần; 8) Vương Tích; 9) Hà diện Tích; 10) Trương Dự. Trong bản 10 nhà lại có Đỗ Hựu Quân-Khanh chua nữa. Xét Đỗ Hựu là người làm ra sách Thông-điển, dẫn lời của Tôn-Tử mà giải thích chứ không phải là chua. Vậy nếu không tính Đỗ Hựu thì là 10 nhà, mà tính Đỗ Hựu thì là 11 nhà. Vẫn cùng một bộ đó mà thôi.

Vinhtantran (thảo luậnđóng góp)

Vậy thì ta có thể liên kết đến bài đó rồi. Nhưng có lẽ chỉ nên liên kết phần Tôn Tử, mà bản thân Ngô Văn Triện cũng lược đi nhiều lắm. Để một thời gian nữa xem nếu zh có bài đầy đủ hơn rồi đổi liên kết sau.


Trả lời “Tôn Tử binh pháp”