Do phab:T256392 (Wikisource Export: Migrate WSExport Gadget to Wikisource Extension), cần biên dịch các thông điệp trong nhóm Wikisource-specific MediaWiki customizations. MediaWiki:Gadget-WSexport và MediaWiki:Gadget-WSexport.js không còn cần thiết nữa và có thể xóa đi.
Thảo luận Thành viên:Vinhtantran
Bước tới điều hướng
Bước tới tìm kiếm
Trả lời “Nhờ tải Chuyện giải buồn, cuốn đầu”
Trả lời “Thể loại:Kinh Kitô giáo”
Trả lời “Hiếu Kinh diễn nghĩa”
Trả lời “Hình ảnh bao quanh văn bản”
Trả lời “Email”
Em mới tải được Chuyện giải buồn, cuốn sau của Huỳnh Tịnh Của từ nguồn nhatbook.com. Còn Chuyện giải buồn, cuốn đầu có trên archive.org nhưng chỉ có hình ảnh chứ không có link PDF, nhờ anh tải giùm với (trang số 88 bị xếp lộn ở cuối sách).
Các bài kinh Kitô giáo như Kinh Mười Điều Răn không có thông tin dịch giả mà cứ bị IP sửa đi sửa lại hoài. Tra Google ra trang của Công giáo, không chừng dịch giả là Nhóm Phiên dịch Các giờ kinh Phụng vụ cũng nên. Nếu vậy là vi phạm bản quyền vì nhóm này được thành lập năm 1971 nên các dịch giả không thể chết quá 50 năm được.
Nhờ anh phê chuẩn nốt Trang:Au hoc khai mong.pdf/35.
Các trang Hiếu Kinh diễn nghĩa/Chương 1, Hiếu Kinh diễn nghĩa/Chương 2, Hiếu Kinh diễn nghĩa/Chương 8 đến Hiếu Kinh diễn nghĩa/Chương 18 trong phần chữ Hán có dấu câu, trong khi các trang từ Hiếu Kinh diễn nghĩa/Chương 3 đến Hiếu Kinh diễn nghĩa/Chương 7 không có dấu câu trong phần chữ Hán. Chúng ta nên thống nhất phần chữ Hán có dấu câu hay không. Trong bản scan có dấu câu, ví dụ Trang:Au hoc khai mong.pdf/30, và dấu câu là dấu、chứ không phải,hoặc。; dấu、được đặt ngang với chữ. Không biết có phải bản mẫu {{tate-chu-yoko}} dùng để đặt dấu ngang với chữ hay không?
Wikisource tiếng Anh có bản mẫu {{Overfloat image}} cho phép ghi đè chữ lên hình. Ví dụ như ở Trang:Hung Dao Vuong.pdf/4, xung quanh chữ "Tựa" có hình bao quanh, anh có thể cắt hình rồi dùng phần mềm xóa chữ "Tựa" đi, giống như c:File:The Pathway of Roses, Larson (1913) decoration on page 5.jpg, rồi dùng bản mẫu {{Overfloat image}} để ghi đè chữ "Tựa" vào trong hình, giống như en:Page:The Pathway of Roses, Larson (1913) image of page 5.jpg. Các trường hợp hình ảnh bao quanh văn bản như ở Trang:Hung Dao Vuong.pdf/2, Trang:Xu Bac ky ngay nay.pdf/5, Trang:Tho ngu ngon La Fontaine Nguyen Van Vinh.pdf/4 đều có thể dùng bản mẫu {{Overfloat image}}. Quan trọng là dùng phần mềm xóa chữ trong hình đi, ví dụ như c:File:Amazing Stories v01n01 p092 The Facts in the Case of M Valdemar.png.
c:File:Conhandamluan.pdf chẳng hiểu vì sao lại bị đem ra biểu quyết xóa. Chán quá.
c:Commons:Deletion requests/File:Conhandamluan.pdf đã mở 7 tháng rồi mà vẫn chưa thấy đóng, chẳng lẽ lại mở vô thời hạn? Mà nếu c:File:Conhandamluan.pdf bị xóa trên Commons thì xử lý thế nào với Mục lục:Conhandamluan.pdf?
Anh không nghĩ tập tin sẽ bị xóa. Chẳng có lý do nào để khiến nó bị xóa cả. Việc đưa vào biểu quyết xóa là do bot thực hiện khi có ai đó treo biển biểu quyết. Anh nghĩ Commons sẽ có cách dọn dẹp những biểu quyết treo như thế này. Về mặt kỹ thuật, tập tin ở Commons bị xóa hoàn toàn không ảnh hưởng đến cấu trúc trang đang có ở Wikisource. Anh sẽ duyệt tác phẩm này để đưa nó lên vàng hoặc xanh sớm.
Thành viên Gunofficial1998 đánh dấu tập tin là không có nguồn (no source), chắc là do link đến Thư viện Quốc gia Việt Nam bị hỏng, không tìm được link thay thế (có lẽ Thư viện Quốc gia Việt Nam không lưu trữ bản scan này nữa?).
Vậy thì em tìm xem có nguồn tải nào khác thay thế không, chứ bản thân cuốn sách đã hết hạn bản quyền, nguồn chính thống hay không theo anh không còn quan trọng nữa rồi.
Có cái hình Trần Trọng Kim bị xóa trên Commons rồi, em bỏ phiếu Giữ mà chẳng có tác dụng gì.
Anh không rõ hình đó ra sao, nhưng có 1 bản ở đây Tập tin:Tran Trong Kim2.jpg không bị đụng đến. BQV bên Commons cũng giống như en.wiki, họ xem phiếu bầu chỉ là một yếu tố bên cạnh quyết định chủ quan của mình.
Chào Tân,
Mình có gửi thư điện tử từ Wikipedia cho bạn. Bạn check email nha :D Nếu không nhận được thì báo mình để tìm cách liên lạc khác.
Tải giùm em mấy cuốn này của Trương Minh Ký với, mấy cuốn này không có link PDF, chỉ có hình ảnh, chắc phải ghép hình thành file PDF:
- Phú bần truyện diễn ca (1896)
- Ấu học khải mông, quyển 1 (1892) (Mục lục:Au hoc khai mong.pdf là quyển 2)
- Như Tây nhựt trình (1889)
- Tuồng Joseph (1888) (bỏ trang cuối của Nguyễn Văn Trung đề tháng 2 năm 1993 đi)
Đã xong rồi nhé. Các sách mới nằm cả ở Thể loại Trương Minh Ký. Cuốn Ấu học khải mông còn cuốn thứ 3 tên là Tiểu học khải mông nhưng toàn chữ Hán. Anh tìm thấy nguyên bộ 3 quyển tại trang gốc của Đại học Cornell.
Anh xem giùm tại sao ở c:File:Lich Annam thuoc ve sau tinh Nam Ki.pdf thì trang đầu tiên là trang bìa, vậy mà ở Trang:Lich Annam thuoc ve sau tinh Nam Ki.pdf/1 thì hình quét lại là trang trắng vậy?
Nó là trang trắng mà. Cái trang nhỏ bên tay phải là "trang sau", tức là trang số 2.
Em xem trên điện thoại thì trang đầu tiên là trang bìa với nội dung như sau:
NAM KY
LICH ANNAM
VÊ SAU TINH
TUẾ THỨ KỶ TỊ (NĂM 1869
THẦY POTTEAUX,
là thông ngôn hạng nhứt tại dinh quan Lại (mất chữ) thơ làm
Lịch nầy.
SAIGON
BAN IN NHÀ NƯỚC
1869.
Trang bìa nói tác giả là thầy Potteaux, còn trang nói tên tác giả đầy đủ là Ernest Potteaux, là "thông ngôn hạng nhất thuộc Soái phủ Lại bộ thượng thơ Nam kì".
Giờ thì nó hiện ra rồi. Có lẽ Wikimedia cần thời gian để xóa bộ nhớ đệm và hiển thị đúng các trang của PDF.
Em đăng văn kiện này mà không để ý rằng trên Wikisource đa ngôn ngữ từng có thảo luận giữa Jusjih và Mxn về tình trạng bản quyền của bản dịch này: oldwikisource:User talk:mxn#Copyright status of Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền của Liên Hợp Quốc, oldwikisource:User talk:Jusjih/Archives to 2009#Re: Copyright status of Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền của Liên Hợp Quốc và oldwikisource:Talk:Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền của Liên Hợp Quốc. Mxn cho biết UDNP chỉ cho phép sử dụng bản dịch với mục đích phi thương mại thôi. Vậy nó có phù hợp với Wikisource?
Chà, đến khi đề cử chọn lọc mới té ra nhiều vấn đề thế. Phi thương mại không phù hợp với Wikisource vì Wikisource dùng GFDL/CC-BY-SA không hạn chế việc sử dụng thương mại. Lại phải xóa một tác phẩm nữa rồi.
@Tranminh360, anh vừa dịch mới lại hoàn toàn bản tuyên ngôn mà chưa hề đọc qua bản dịch nào trước đó. Nhờ em hiệu đính lại xem có gì sai sót hoặc không rõ nghĩa không nhé. Cảm ơn em.
Ở điều 1 "huynh đệ" nên sửa thành "anh em".
Anh cảm thấy chữ "huynh đệ" với nghĩa "tình huynh đệ" nghe trang trọng hơn và nó chung chung hơn là "tình anh em" sẽ suồng sã và giống như anh em thực sự một nhà hơn là ý nghĩa chung của chữ "brotherhood" trong bản gốc.
Đã đổi lại như cũ.